Nông sản vào Mỹ: Đã khó, nay càng thêm khó

19/12/2011 12:00 - 732 lượt xem

Từ năm 2012, Mỹ sẽthực hiện quy trình kiểm tra hết sức ngặt nghèo đối với các sản phẩm hàng hóacủa tất cả các nước khi xuất vào Mỹ, bao gồm nông sản, đồ ăn, đồ uống.

 

Ngày 16.12, tại Hà Nội, lần đầu tiên Bộ NNPTNT phối hợp vớiBộ Công Thương đã tổ chức tọa đàm với 64 tham tán, tùy viên, đại diện thươngmại Việt Nam tại nước ngoài về thúcđẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.

Nhiều tiêu chuẩn ngặt nghèo

Tại cuộc tọa đàm, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Mỹ đã thông báo, trongthời gian tới hàng hóa nông sản Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ sẽ bị kiểm tra chấtlượng ngặt nghèo hơn theo Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm (FSMA) mới đượcchính phủ nước này ban hành.

Cụ thể, theo đạo luật, từ năm 2012, Mỹ sẽ thực hiện quy trìnhkiểm tra hết sức ngặt nghèo đối với các sản phẩm hàng hóa của tất cả các nướckhi xuất khẩu vào Mỹ, bao gồm nông sản, đồ ăn, đồ uống. Toàn bộ quy trình kiểmtra này sẽ được chuyển từ Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA) về Bộ Nôngnghiệp Mỹ.

Cũng theo FSMA, Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ có quyền ra lệnh kiểm tra hoặc thu hồisản phẩm xuất khẩu vào Mỹ không đảm bảo chất lượng và ngay lập tức có quyền thuhồi các sản phẩm này, đồng thời tính phí cho chủ hàng xuất khẩu sản phẩm đó.

Do đó, theo Thương vụ Việt Namtại Mỹ, ngay từ bây giờ ngành nông nghiệp cần triển khai ngay và đồng bộ cácbiện pháp để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm để thực hiệntheo luật này.

Trước đó, theo thông báo của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), hiện có một sốlô hàng thanh long Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đã bị nước này giữ lại do khôngđảm bảo tiêu chuẩn (dư lượng bằng 0) theo FSMA. Ngoài thanh long, cũng trongnăm 2011 lần đầu tiên 400 tấn mật ong của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ cũng bị giữlại do nhiễm một loại thuốc trị nấm.

Tuy nhiên, theo Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, bản thân Thương vụ đã không nhậnđược thông tin đối với quả thanh long, mà phải đến khi về nước mới được biết.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng: “Vấn đềcòn tồn tại chính hiện nay là việc thiếu trao đổi thông tin giữa các bên liênquan, giữa các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp với đại diện các Thươngvụ Việt Nam tại nước ngoài. Chính vì vậy khi xảy ra vụ việc còn lúng túng trongxác định đầu mối để xử lý. Có những vụ việc người ta đưa ra quy định mới từ lâunhưng chúng ta không nắm được để xử lý kịp thời.

Đảm bảo an toàn thực phẩm là số 1

Về tình hình xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam, theo đánh giá củacác tham tán, tùy viên thương mại, hiện hàng hóa của nước ta đang gặp phảinhiều rào cản kỹ thuật, như thanh long xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Đài Loan;thủy sản xuất khẩu vào EU, Mỹ... Vì vậy, việc xác định được quy trình xử lý vụviệc giữa các bên liên quan là rất cần thiết.

Đối với vấn đề này, theo ông Đỗ Thanh Hồng- Giám đốc Trung tâm Giới thiệusản phẩm của Việt Nam ở New York, Mỹ cho biết: “Nếu doanh nghiệp Việt Nam cónhu cầu xuất khẩu hoặc nhập khẩu từ thị trường Mỹ, có thể liên hệ với Trungtâm, chúng tôi sẽ là đầu mối, chắp nối cơ hội giữa doanh nghiệp hai bên.

Theo đề nghị của Bộ Công Thương, thời gian tới Bộ NNPTNT cần nhanh chóngphối hợp với các cơ quan đại diện, Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài thúc đẩyviệc ký kết và thực hiện Hiệp định công nhận lẫn nhau về vệ sinh an toàn thựcphẩm; các thỏa thuận liên quan đến điều kiện kỹ thuật hàng nông lâm thủy sảnvới các nước, tập trung vào thị trường Nga, các nước SNG, Trung Đông, Tây Á,châu Phi.

Hai Bộ cũng sẽ có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích để các doanh nghiệp tăngcường hoạt động xúc tiến thương mại đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản tạicác thị trường SNG.

Đối với khu vực châu Mỹ, Bộ NNPTNT cần cử đầu mối thường xuyên nghiên cứunhững luật, chính sách mới của Mỹ về vấn đề nông nghiệp như Luật FSMA, các vấnđề về rà soát hành chính đối với tôm, cá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trườngnày.

Nguồn: www.cafef.vn

 

Quảng cáo sản phẩm