Nông thủy sản vào WTO: Tiêu chuẩn an toàn là tấm VISA
08/05/2007 12:00
Trong khi đó, các quốc gia trong WTO mỗi năm cần nhập khẩu tới 103 tỷ USD rau và hoa quả, nhưng chỉ nhập khẩu khoảng 9,2 tỷ USD gạo. Đây là thách thức lớn nhất mà những người làm nông nghiệp Việt Nam cần suy tính khi muốn bàn đến chuyện chiếm lĩnh thị trường WTO trong bối cảnh Việt Nam là thành viên “sinh sau đẻ muộn” so với các thành viên khác.
Ông Vọng cũng đã nhấn mạnh rằng, trong 4 luật chơi đó thì cái khó nhất của nông nghiệp Việt Nam chính là quy trình “nông nghiệp an toàn” GAP (Good Agricultural Practices). Đây là một chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z của dây chuyền sản xuất, bắt đầu từ khâu chuẩn bị nông trại, canh tác, cho đến khâu thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ, kể cả các yếu tố liên quan như môi trường, các chất hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc, phúc lợi của người lao động trong nông trại.
Đa số các quy định này rất khắt khe, nhằm mục đích hạn chế việc nhập khẩu một cách hợp pháp so với cam kết khi gia nhập WTO, vừa bảo vệ sản xuất trong nước. Ông cũng cho rằng, Việt Nam cũng cần nhanh chóng hình thành các quy định về quy trình Nông nghiệp An toàn (GAP) để một mặt hướng dẫn nông dân sản xuất, chế biến theo tiêu chuẩn chung của WTO, một mặt sẽ áp đặt đối với nông sản nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Phát biểu kết luận hội thảo, giáo sư Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng trường Đại học An Giang, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Xây dựng Thương hiệu Nông thuỷ sản Việt Nam - đã bày tỏ sự thống nhất cao với ý kiến của các diễn giả đến từ Australia. Giáo sư đề nghị chính phủ, các bộ ngành liên quan cần nhanh chóng vào cuộc hình thành quy trình GAP Việt Nam, đồng thời ông kêu gọi nông dân Việt Nam và các doanh nghiệp chế biến hãy sát cánh hơn nữa với chính quyền để thực hiện bằng được quy trình GAP Việt Nam, vì đây chính là yếu tố sống còn của nông thuỷ sản Việt Nam khi hội nhập với WTO.
Các tin khác
- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Đại Hàn Dân quốc (mã vụ việc AD19) (16/04/2025)
- Xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (16/04/2025)
- Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với thép tôn mạ Việt Nam (08/04/2025)
- Bộ Công Thương áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Đại Hàn Dân Quốc (04/04/2025)
- Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sợi Elastomeric Filament Yarn có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam (02/04/2025)