Quan hệ kinh tế Việt Nam - Niu Di Lân: Phía trước là cơ hội

19/12/2011 12:00 - 676 lượt xem

Năm 2010 Việt Nam là đối tác thương mại lớnthứ 25 của Niu Di Lân, tới năm 2011 trở thành đối tác lớn thứ 24, chiếm 1% tổngkim ngạch XK và khoảng 0,7% tổng kim ngạch NK.

Hướng tới cân bằng thương mại

Cụ thể năm 2010, nhìn vào cơ cấu XNK 2 chiều thìkim ngạch XK tiếp tục tăng mạnh đạt mức 48% và NK có tăng nhưng mức giảm dần sovới trước, chỉ 30% so với cùng kỳ năm 2009. Năm 2011 (theo số liệu tới ngày25/11) kim ngạch XNK song phương đạt 552,8 triệu NZD, tăng 14% so với năm 2010.trong đó, Việt Nam XK đạt 206 triệu NZD tăng 29,8% so với năm 2010; NK đạt346,6 triệu NZD tăng 10% so với năm 2010. Dự kiến 12 tháng năm 2011, kim ngạch2 chiều đạt 732 triệu NZD tăng khoảng 14%, Việt Nam XK đạt 292 triệu NZD tăng29% so với năm 2010 và NK đạt 430 triệu NZD tăng 6% so với cùng kỳ năm2010. 

Nhìn tổng thể, mặc dù nền kinh tế gặp khó khăn vàphát triển chậm nhưng triển vọng XK vào Niu Di Lân trong năm 2012 vẫn rất tốt.

Các mặt hàng Việt Nam NK từ Niu Di Lân cho thấy:Đứng đầu là các sản phẩm sữa đạt 177,5 triệu NZD tăng 21% so với cùng kỳ năm2010, nhưng gỗ lại giảm 7,6% đạt 62,7 triệu NZD; thịt gia súc: 7,6 triệu NZDgiảm 0,8%; rượu đồ uống: 4,9 triệu giảm 19,4%. Sữa và gỗ là nhóm hàng Việt Nam nhập siêuvà cũng là các mặt hàng cần cho sản xuất và XK. Các nhóm hàng NK trước đây tăngnhanh như: Thịt gia súc, rượu, bia đều giảm mạnh. Đây là dấu hiệu tốt cho cơcấu XNK của Việt Namvà Niu Di Lân. Một số mặt hàng tỷ lệ NK tăng cao nhưng kim ngạch NK rất nhỏnhư: Da sống, bột gỗ và sợi dệt các loại, thủy hải sản, các sản phẩm ngũ cốc…không ảnh hưởng nhiều tới việc nhập siêu.

Việt Nam XK vào Niu Di Lân tăng đều khoảng 30%trong năm, nhưng NK từ Niu Di Lân giảm còn khoảng 8-9% năm 2011 và với đà tăngmạnh XK và giảm dần NK thì trong tương lai gần, ta sẽ cân bằng được cán cânthương mại.

Trong hợp tác đầu tư và công nghiệp giữa Việt Nam và Niu DiLân, hiện tại có một số giao dịch về hợp tác công nghiệp như: Sửa chữa tàu biểnvà thiết bị tại cảng biển, nhưng chưa có dự án cụ thể. Đến năm 2010, Niu Di Lânđã có 18 dự án đầu tư ở Việt Nam với tổng số vốn đăng ký trên 96,1 triệu USD(đứng thứ 37/81 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam).

Phía Việt Nam tới nay có Vinamilk đầu tư mua19,3% cổ phần, tương đương 17,3 triệu NZD của dự án Nhà máy sữa Mikara Limitedtrị giá 90 triệu NZD (tương đương 67,5 triệu USD). Dự án tới nay đã đi vào sảnxuất và hiệu quả với công suất khoảng 210 triệu lít sữa nguyên liệu/năm. Ngoàira có một số doanh nghiệp và tư nhân đã mua trang trại trồng và sản xuất rượunho tại Niu Di Lân trị giá ước khoảng 6 triệu NZD.

Cơ hội phía trước

Thị trường Niu Di Lân tuy nhỏ nhưng là nơi cungcấp sữa nguyên liệu và gỗ cho sản xuất và chế biến hàng XK và tiêu dùng Việt Nam. Niu Di LânNK các mặt hàng khoáng sản và cơ khí, hàng tiêu dùng từ Việt Nam mỗi nămtăng khoảng 25-30%. Về thị hiếu và giá cả không thay đổi đột biến. Trái cây XKmới của Việt Namlà xoài đã chính thức được Cục An toàn sinh học - Bộ Nông lâm Niu Di Lân(Biosecurity) cho phép NK sau ngày 11/11/2011. Ngoài thương mại hàng hóa, trongnăm tới, các DN Việt Nam có thể tiến hành một số chương trình hợp tác, đầu tưvới các đối tác Niu Di Lân trong lĩnh vực nông nghiệp như: Dự án trồng 50.000ha và chế biến quả kiwi tại Việt Nam để tái xuất (Công ty Zespri Niu Di Lânđang nghiên cứu tiền khả thi), đầu tư mua trang trại nuôi gia súc và trồng rừngkhai thác gỗ… Đây cũng là tiền đề để đưa lao động hợp pháp sang làm việc tạiNiu Di Lân.

Để tiếp tục khai thác tốt hơn thị trường Niu DiLân, các doanh nghiệp Việt Namcần tận dụng Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Úc - Niu Di Lân (AANZFTA) đểkhai thác thị trường này. Hơn nữa, Cục Xúc tiến thương mại cần kết hợp với VụChâu Á-Thái Bình Dương và thương vụ để xây dựng chương trình xúc tiến thươngmại có chọn lọc, nhằm hỗ trợ các DN tiếp cận thị trường Niu Di Lân hiệu quả.

Nguồn: http://www.baocongthuong.com.vn

 

Quảng cáo sản phẩm