Quan hệ kinh tế Việt-Nhật : Hướng tới tăng gấp đôi kim ngạch thương mại

13/12/2011 12:00 - 851 lượt xem

Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ hữu nghịvà hợp tác truyền thống, toàn diện ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu, thựcchất và hiệu quả.

Nhật Bản hiện là nhà đầu tư hàng đầu, là mộttrong những bạn hàng lớn của Việt Nam, kim ngạch thương mại cả năm 2011 đạt 20tỷ USD, tăng 20% so với năm 2010. Chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cao cấp Chính phủ Việt Nam, cósự tham gia của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, theo lời mời của Thủtướng Nhật Bản - YNôđa được lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Nhật Bảnđón tiếp nồng hậu, hợp tác có trách nhiệm và thể hiện tình cảm chân thành. Haibên đã ký Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản đánh giá cao kết quả chuyến thămchính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cam kết tiếp tục pháttriển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Về thương mại và đầutư, hai bên khẳng định lại tầm quan trọng của nền kinh tế mỗi nước và hệ thốngthương mại đa phương để bảo đảm sự tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng.Nhật Bản hoan nghênh những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm ổn định kinh doanh vĩ mô.Hai bên cũng khẳng định vai trò thiết yếu của Hiệp định đối tác kinh tế giữahai nước, bày tỏ mong muốn tăng ít nhất gấp đôi kim ngạch thương mại vào năm2020.

Chính phủ Nhật Bản tuyên bố, không áp dụng đoạn225 trong báo cáo của Ban công tác về việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới(WTO) của Việt Nam, có nghĩa là Nhật Bản công nhận nền kinh tế thị trường củaViệt Nam. Những thảo luận của hai Chính phủ đã được đại diện các đảng pháichính trị, tổ chức, doanh nghiệp và doanh nhân Nhật Bản hoan nghênh và tintưởng, mở ra nhiều triển vọng tươi sáng cho doanh nghiệp Nhật Bản tăng tốc đầutư vào Việt Nam. Chủ tịch Liên đoàn Các tổ chức kinh tế Nhật Bản - HirômaxaYônêcưra - cho biết: Doanh nhân Nhật Bản đang nỗ lực giúp Việt Nam trở thànhnước công nghiệp phát triển, đóng góp thiết thực thúc đẩy quan hệ hữu nghị vàhợp tác giữa hai nước. Doanh nhân Nhật Bản hết sức phấn chấn khi lãnh đạo Chínhphủ Việt Nam đã đưa ra thôngđiệp mạnh mẽ và nhất quán: Sẵn sàng tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc, tạo mọiđiều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Nhật Bản làm ăn thành công tại Việt Nam.

Khẳng định với Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mạivà Công nghiệp Nhật Bản (METI) Y-ư-ki-ô Ê-đa-nô, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chorằng, tiềm năng phát triển quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản còn rấtlớn và đề nghị Bộ trưởng tiếp tục chỉ đạo METI phối hợp chặt chẽ với Việt Namđể thúc đẩy hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư. Bộtrưởng Êđanô đã hứa sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương Việt Nam và các bộ,ngành hữu quan triển khai có hiệu quả các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hainước; đặc biệt là triển khai thăm dò, khai thác, chế biến đất hiếm, đẩy nhanhtiến độ lập báo cáo khả thi dự án theo hướng Nhật Bản cung cấp vốn tín dụng lãisuất ưu đãi và thấp nhất cho toàn bộ dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 2;phía Nhật Bản sẽ phối hợp để phát triển các khu công nghiệp chuyên sâu tại BàRịa - Vũng Tàu và Hải Phòng, với lĩnh vực ưu tiên là cơ khí chế tạo điện tử.Nhật Bản và Việt Nam đã camkết triển khai dự án thiết lập hải quan điện tử một cửa, thông qua việc đưa hệthống thống nhất container và cảng tự động của Nhật Bản (NXCCS) vào Việt Nam.

Nhật Bản có hơn 1.600 dự án đầu tư trực tiếp cònhiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 22,3 tỷ USD, đứng thứ 4 về vốn đăng kýtrong 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhưng luôndẫn đầu về vốn thực hiện. Đến nay, nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản đã có mặttại Việt Nam với các sản phẩm uy tín, có sức cạnh tranh và hàm lượng kỹ thuậtcao đã dần trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam.

Những biện pháp cụ thể để triển khai những kếtquả đạt được trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, về kinh tế, tiếptục đẩy mạnh hợp tác thông qua các cơ chế hiện có như Hiệp định Đối tác kinh tếViệt - Nhật (VJEPA), Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản về cải thiện môitrường đầu tư giai đoạn 4, Đối thoại đối tác chiến lược... Năm 2012 sẽ là"Năm hữu nghị Việt - Nhật" và các hoạt động hướng tới 40 năm Ngàythiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2013 có ý nghĩa quan trọng và cơ hội tốtđể tăng cường tình cảm hữu nghị, sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dânhai nước. Tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước rất lớn, Bộ CôngThương Việt Nam và Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản sẽ phối hợpchặt chẽ, hợp tác có hiệu quả cao để mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch thương mạigiữa hai nước sớm trở thành hiện thực.

Nguồn: BáoCông Thương

 

Quảng cáo sản phẩm