Quy định dán nhãn xuất xứ thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Mỹ bị quốc hội phản đối
09/08/2008 12:00
Một đề xuất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) yêu cầu dãn nhãn ghi rõ xuất xứ hàng hoá đã bị các luật sư chuyên về an toàn thực phẩm ở Quốc hội phản đối, mà ngày 30/9 tới là hạn chót để thực hiện chương trình này.
Rosa DeLauro, một thành viên trong ban giám hộ an toàn thực phẩm của Hạ Viện cho biết những quy định trong bản đề xuất đưa ra ngày 28/7 vừa qua không đáp ứng những yêu cầu của bộ luật trang trại 2008, và cho rằng kế hoạch này của USDA không khả thi.
Điều luật (PL 110-246) yêu cầu từ ngày 30/9 những người bán lẻ dán nhãn xuất xứ nhiều loại thực phẩm, trong đó có thịt bò và thịt gà . Theo quy định này nếu đậu đông lạnh được đóng gói sẽ phải dán nhãn. Cà rốt đông lạnh đóng gói cũng phải dán nhãn. Nhưng nếu đóng gói chung cả cà rốt và đậu đông lạnh thì lại không phải dán nhãn.
Theo đề án này, thực phẩm đóng hộp cần phải dán nhãn nếu là một trong nhiều thành phần của thực phẩm chế biến. Và thực phẩm chế biến thì được định nghĩa là những loại thực phẩm đã qua các khâu chế biến, nấu chín, hun khói, v.v… làm thay đổi tính chất của nó.
Những loại thực phẩm được miễn trừ trong đề án này gồm thăn lợn tẩm ướp teriyaki, đậu phụng rang, thịt gà tẩm bột, hoa quả đóng hộp, salát trộn rau diếp và các loại nước trộn.
Những sản phẩm có chi phí ghi nhãn mác tốn kém và rắc rối đã được Bộ Nông nghiệp loại khỏi danh sách cần phải ghi rõ nguồn gốc trên nhãn mác.
Bộ Nông nghiệp đã thực hiện chương trình ghi nhãn mác xuất xứ thực phẩm kể từ năm 2002, (PL 107-171), nhưng chương trình này thay đổi theo thời gian. Những người làm luật đã hai lần hoãn ngày bắt đầu thực hiện chương trình này một cách toàn diện, và thay đổi danh mục những loại thực phẩm cần phải ghi rõ xuất xứ. Chỉ có cá là loại thực phẩm duy nhất được yêu cầu phải ghi rõ nước xuất xứ từ năm 2005.
Rosa DeLauro, một thành viên trong ban giám hộ an toàn thực phẩm của Hạ Viện cho biết những quy định trong bản đề xuất đưa ra ngày 28/7 vừa qua không đáp ứng những yêu cầu của bộ luật trang trại 2008, và cho rằng kế hoạch này của USDA không khả thi.
Điều luật (PL 110-246) yêu cầu từ ngày 30/9 những người bán lẻ dán nhãn xuất xứ nhiều loại thực phẩm, trong đó có thịt bò và thịt gà . Theo quy định này nếu đậu đông lạnh được đóng gói sẽ phải dán nhãn. Cà rốt đông lạnh đóng gói cũng phải dán nhãn. Nhưng nếu đóng gói chung cả cà rốt và đậu đông lạnh thì lại không phải dán nhãn.
Theo đề án này, thực phẩm đóng hộp cần phải dán nhãn nếu là một trong nhiều thành phần của thực phẩm chế biến. Và thực phẩm chế biến thì được định nghĩa là những loại thực phẩm đã qua các khâu chế biến, nấu chín, hun khói, v.v… làm thay đổi tính chất của nó.
Những loại thực phẩm được miễn trừ trong đề án này gồm thăn lợn tẩm ướp teriyaki, đậu phụng rang, thịt gà tẩm bột, hoa quả đóng hộp, salát trộn rau diếp và các loại nước trộn.
Những sản phẩm có chi phí ghi nhãn mác tốn kém và rắc rối đã được Bộ Nông nghiệp loại khỏi danh sách cần phải ghi rõ nguồn gốc trên nhãn mác.
Bộ Nông nghiệp đã thực hiện chương trình ghi nhãn mác xuất xứ thực phẩm kể từ năm 2002, (PL 107-171), nhưng chương trình này thay đổi theo thời gian. Những người làm luật đã hai lần hoãn ngày bắt đầu thực hiện chương trình này một cách toàn diện, và thay đổi danh mục những loại thực phẩm cần phải ghi rõ xuất xứ. Chỉ có cá là loại thực phẩm duy nhất được yêu cầu phải ghi rõ nước xuất xứ từ năm 2005.
08/08/2008
Nguồn: vasep.com.vn
Nguồn: vasep.com.vn
Các tin khác
- Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam (09/05/2025)
- Xuất khẩu chính ngạch ớt, chanh leo sang thị trường Trung Quốc: Cơ hội và thách thức (09/05/2025)
- Tổ yến thô được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp và người nuôi yến (09/05/2025)
- Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam (09/05/2025)
- Thị trường nước ngoài sẽ gia tăng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (09/05/2025)