Quy định mới cho hàng thủy sản xuất vào Australia
04/11/2009 12:00
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường Australia không nhận đơn hàng đề nghị cung cấp thủy sản đóng gói với khối lượng tịnh dưới 100% khối lượng in trên bao bì (có tỷ lệ mạ băng).
Yêu cầu trên nhằm tránh những rủi ro đối với hàng xuất khẩu và uy tín của ngành thủy sản Việt Nam tại thị trường Australia.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tăng cường liên hệ với các đối tác trước những ngày Lễ, Tết trong các tháng cuối năm để đàm phán hợp đồng và chuẩn bị tốt nguồn cung.
Đồng thời cần chú trọng hơn nữa việc thiết lập, củng cố quan hệ đối tác, cải tiến chất lượng, mẫu mã để đáp ứng quy định mới về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng thủy sản tại thị trường Australia.
Thông tin mới đây từ thị trường Australia, nhằm tạo sự cạnh tranh công bằng và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng Australia khi mua những sản phẩm thủy sản nhập khẩu, Hiệp hội các nhà nhập khẩu thủy sản nước này đã áp dụng luật mới.
Theo đó, kể từ ngày 1/11, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể bị phạt 100.000 AUD (khoảng 1,67 tỉ đồng) nếu khối lượng thủy sản đóng gói nhập khẩu (sau khi làm tan đá) không đúng như ghi trên bao bì.
Trước đây, do thỏa thuận giữa các nhà nhập khẩu thủy sản Australia với các doanh nghiệp Việt Nam nên có nhiều công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản đã nhận những đơn hàng với sản phẩm đóng gói có khối lượng thấp hơn ghi trên bao bì.
Tuy nhiên, theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, chính quyền bang Victoria đã thông báo sẽ áp dụng luật này trên toàn bang; chưa có thông tin về việc thực thi luật này tại các bang khác.
Hiện nay, Australia đang là một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam với kim ngạch tính đến tháng 9/2009 đạt hơn 80 triệu USD, chiếm 2,9% tổng kim ngạch xuất khẩu với trên 30 nhóm hàng thủy sản.
Trong đó cá, tôm, bạch tuộc, mực và chả cá là những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam vào thị trường Australia.
Yêu cầu trên nhằm tránh những rủi ro đối với hàng xuất khẩu và uy tín của ngành thủy sản Việt Nam tại thị trường Australia.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tăng cường liên hệ với các đối tác trước những ngày Lễ, Tết trong các tháng cuối năm để đàm phán hợp đồng và chuẩn bị tốt nguồn cung.
Đồng thời cần chú trọng hơn nữa việc thiết lập, củng cố quan hệ đối tác, cải tiến chất lượng, mẫu mã để đáp ứng quy định mới về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng thủy sản tại thị trường Australia.
Thông tin mới đây từ thị trường Australia, nhằm tạo sự cạnh tranh công bằng và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng Australia khi mua những sản phẩm thủy sản nhập khẩu, Hiệp hội các nhà nhập khẩu thủy sản nước này đã áp dụng luật mới.
Theo đó, kể từ ngày 1/11, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể bị phạt 100.000 AUD (khoảng 1,67 tỉ đồng) nếu khối lượng thủy sản đóng gói nhập khẩu (sau khi làm tan đá) không đúng như ghi trên bao bì.
Trước đây, do thỏa thuận giữa các nhà nhập khẩu thủy sản Australia với các doanh nghiệp Việt Nam nên có nhiều công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản đã nhận những đơn hàng với sản phẩm đóng gói có khối lượng thấp hơn ghi trên bao bì.
Tuy nhiên, theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, chính quyền bang Victoria đã thông báo sẽ áp dụng luật này trên toàn bang; chưa có thông tin về việc thực thi luật này tại các bang khác.
Hiện nay, Australia đang là một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam với kim ngạch tính đến tháng 9/2009 đạt hơn 80 triệu USD, chiếm 2,9% tổng kim ngạch xuất khẩu với trên 30 nhóm hàng thủy sản.
Trong đó cá, tôm, bạch tuộc, mực và chả cá là những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam vào thị trường Australia.
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Các tin khác
- Bộ Công Thương dự thảo siết chặt nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà (14/05/2025)
- Quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (14/05/2025)
- Cá rô phi bước vào thị trường thịt trắng toàn cầu (14/05/2025)
- Australia vừa công nhận quả bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để nhập khẩu (14/05/2025)
- Bước ngoặt thương mại Mỹ - Trung: Không bên nào muốn 'tách rời' (14/05/2025)