Quy tắc vận chuyển thẳng trong xác định xuất xứ của GSP
28/07/2008 07:16
Hệ thống ưuđãi phổ cập chung, tên tiếng Anh là Generalized System of Preferences (viết tắtGSP), là một hệ thống trong đó các nước phát triển (gọi là các nước cho hưởng)cho các nước đang phát triển và kém phát triển (gọi là các nước được hưởng)hưởng chế độ ưu đãi giảm hoặc miễn thuế áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu từ cácnước đang phát triển và kém phát triển.
Các nướccho hưởng gồm có: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Ailen, Italy, Lúc xăm bua, Hà Lan, Anh,Hy Lạp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Bồ Đào Nha, Pháp, Nhật, Mỹ, NewZealand, Thuỵ Sĩ, Bungary, Hungary, Séc, Ba Lan, Nga, các quốc gia trung lập(CIS), Canada, Na Uy, Australia, Rumani.
Các nướcđược hưởng gồm những nước đang phát triển và kém phát triển.
Khi hànghoá đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn xuất xứ, thì nhà xuất khẩu phải đảm bảo việcvận tải tuân theo các quy định của các nước cho hưởng. Trong đó, các nước chohưởng này áp dụng chung theo quy tắc của EU, trừ Mỹ và Nhật có quy định riêng.Các quy định này nhằm đảm bảo hàng được vận chuyển từ nước được hưởng không bịgia công hay chế biến thêm tại nước thứ ba khi tới EU, Mỹ và Nhật.
1. Quy tắc vận chuyển thẳng trongGSP của EU:
Nhữngphương thức sau được coi là vận chuyển thẳng từ nước được hưởng đến EU:
- Hàng hoávận chuyển không đi qua quốc gia nào khác, trừ khi là một nước khác trong EU.
- Hàng hoávận chuyển qua những nước không phải là nước được hưởng hay EU, nếu có quá cảnhhay lưu kho tạm thời ở những nước này, thì hàng hoá đó phải nằm dưới sự kiểmsoát của cơ quan hải quan nước đó và không trải qua các hoạt động khác ngoạitrừ bốc xếp hay các hoạt động nhằm bảo quản hàng ở trạng thái tốt.
- Hàng hoávận chuyển qua Na Uy hay Thuỵ Sĩ và được tái xuất sau đó một phần hoặc toàn bộsang EU hoặc nước được hưởng, nếu hàng hoá đó vẫn ở dưới sự giám sát của hảiquan nước quá cảnh hoặc nước lưu kho và không được gia công hay chế biến nàokhác ngoài bốc xếp hay các hoạt động nhằm bảo quản hàng ở trạng thái tốt.
- Các sảnphẩm vận chuyển bằng ống dẫn đi qua lãnh thổ không phải là lãnh thổ của nướcxuất khẩu được hưởng.
Chứng từchứng minh điều kiện vận chuyển thẳng đã được đáp ứng phải xuất trình cho cơquan hải quan EU, bao gồm:
- Vận đơnchuyển thẳng cấp tại nước xuất khẩu được hưởng, thể hiện việc đi qua một haynhiều nước quá cảnh; hoặc:
- Giấychứng nhận của cơ quan Hải quan của một hay nhiều nước quá cảnh, yêu cầu: mô tảchính xác hàng hoá; ghi ngày xếp hàng hoặc ngày lên tàu hoặc xuống tàu, ghi rõtàu sử dụng; xác nhận những tình trạng của sản phẩm trong khi đo qua các nướcquá cảnh.
- Khi khôngcó các giấy tờ trên, phải sử dụng một loại giấy tờ khác thay thế có thể chứngminh tuyến đường vận chuyển hàng hoá (ví dụ, bản sao lệnh mua hàng, hoá đơn củangười cung cấp hàng, vận đơn thể hiện tuyến đường hàng đi).
2. Quy tắc vận chuyển thẳng trongGSP của Nhật:
a/ Vềnguyên tắc, hàng hoá đó phải được vận chuyển thẳng đến Nhật Bản mà không đi quabất kỳ quốc gia nào.
b/ Đối vớihàng hoá vận chuyển thẳng tới Nhật Bản qua lãnh thổ quốc gia khác, chúng đượchưởng ưu đãi nếu:
- Chúngkhông trải qua quá trình sản xuất nào tại nước quá cảnh ngoài việc chuyển tàuhay lưu kho tạm thời chỉ vì yêu cầu vận tải.
- Vậnchuyển hay lưu kho tạm thời đã được thực hiện tại khu vực ngoại quan hay khuvực tương tự, dưới sự giám sát của các cơ quan hải quan nước quá cảnh.
c/ Về hànghoá xuất khẩu từ một quốc gia được hưởng, để lưu kho tạm thời hay trưng bày tạitriển lãm, hội chợ và hoạt động tương tự tại nước khác, đến Nhật Bản, chúngđược hưởng ưu đãi nếu:
- Việc vậnchuyển đến Nhật Bản từ nước nơi triển lãm được tổ chức thuộc phần b nói trên,và triển lãm được tổ chức tại khu ngoại quan hay nơi tương tự, dưới sự giám sátcủa hải quan nước đó.
27/07/2008
Nguồn: www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn
Các tin khác
- Doanh nghiệp gỗ có thể chịu thuế kép từ Hoa Kỳ cuối 2025 (26/06/2025)
- Mỹ áp thuế cao hơn với thiết bị gia dụng chứa thép từ ngày 23/6 (26/06/2025)
- Mỹ - Hàn khẳng định quyết tâm đạt được thỏa thuận thuế quan (26/06/2025)
- Mỹ áp thuế cao hơn với thiết bị gia dụng chứa thép từ ngày 23/6 (26/06/2025)
- Doanh nghiệp Việt Nam vẫn là điểm sáng trong bối cảnh thách thức thuế quan của Hoa Kỳ (26/06/2025)