Siết chặt quản lý hàng nhập khẩu đông lạnh
14/08/2009 12:00
Do cơ quan chức năng hiểu nhầm về quy trình chiếu xạ, trong nhiều năm qua, người tiêu dùng trong nước đã phải sử dụng hàng không bảo đảm chất lượng mà không hề hay biết
Trung tâm Thú y Vùng VI chiều 12-8 đã tổ chức họp với hơn 50 doanh nghiệp nhập khẩu gia súc, gia cầm. Cục trưởng Cục Thú y - TS Bùi Quang Anh chủ trì cuộc họp.
Không chiếu xạ hàng đã nhiễm khuẩn
Lâu nay, sản phẩm gia súc, gia cầm đông lạnh nhập khẩu bị nhiễm khuẩn nhưng được cơ quan chức năng cho phép chiếu xạ để diệt khuẩn, đưa ra thị trường tiêu thụ.
Trong khi trên thế giới, việc chiếu xạ chỉ thực hiện đối với sản phẩm chưa bị nhiễm khuẩn. Như vậy, trong nhiều năm qua, người tiêu dùng trong nước đã phải sử dụng hàng không bảo đảm chất lượng mà không hề hay biết.
Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Thú y Vùng VI, cho biết từ ngày 20-8, tất cả các lô hàng gia súc, gia cầm đông lạnh nhập khẩu phải được lưu giữ tại cảng (hoặc kho lạnh do hải quan quy định) để ngành thú y lấy mẫu xét nghiệm.
Nếu đạt chất lượng, doanh nghiệp mới được phép đưa hàng về kho của mình hoặc kho thuê bên ngoài. Những lô hàng không bảo đảm kiểm dịch thú y đều bị buộc tái xuất, nếu không tái xuất phải chuyển mục đích sử dụng (có thể chế biến thành thức ăn gia súc) hoặc tiêu hủy.
Hàng hóa khi chuyển về địa phương phải có kho lạnh bảo quản, thông báo cho cơ quan thú y địa phương để tiếp tục kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hóa.
Như vậy, quy trình mới sẽ không có thực hiện chiếu xạ đối với sản phẩm đã nhiễm khuẩn như trước đây.
Ngay lập tức, các doanh nghiệp tham gia cuộc họp đã phản ứng quyết liệt về việc tại sao không được chiếu xạ, nếu không được chiếu xạ thì họ không thể nhập khẩu hàng gia súc, gia cầm đông lạnh như trước đây.
Đại diện Công ty TNHH Hương Việt đặt câu hỏi ngành thú y căn cứ vào đâu mà không cho chiếu xạ. Tiếp lời, đại diện Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp 2 cho biết ở nước ngoài, người ta chỉ ăn ức gà nên cánh, đùi, chân gà có giá rẻ. Nếu không có gà ngoại nhập, giá gà trong nước phải ở mức 60.000 đồng/kg, không có giá thấp hơn như hiện nay.
Các doanh nghiệp cũng cho rằng nếu để hàng ở cảng sẽ đẩy giá thành lên cao do tốn kém tiền lưu kho, bãi. Vì vậy, nên cho doanh nghiệp mang hàng về kho lạnh để bảo quản.
Các doanh nghiệp đề cao chất lượng của hàng nhập khẩu nhưng hàng nhập về đa phần bị nhiễm vi sinh. Vì vậy, thời gian qua, ngành thú y phải cho chiếu xạ để diệt khuẩn.
Quy trình cũ gây khó về quản lý
Bà Trương Thị Kim Châu, Chi cục phó Chi cục Thú y TPHCM, cho biết việc không cho phép chiếu xạ hiện nay được xử lý theo quy định của pháp luật (văn bản số 1168 của Cục Thú y).
Sở Y tế TPHCM cũng đã có văn bản gửi Bộ Y tế xin chỉ đạo liệu các lô hàng nhiễm khuẩn đã qua chiếu xạ có được phép lưu hành hay không.
TS Bùi Quang Anh giải thích thời gian qua, ngành thú y cho các doanh nghiệp vận chuyển hàng về kho lạnh để chờ kết quả xét nghiệm cũng đã gây khó cho cơ quan quản lý, đã xảy ra hàng bị đưa ra thị trường tiêu thụ mà không có ý kiến của ngành thú y, chưa kể hàng đang bị kiểm tra vẫn bị tuồn ra ngoài bán. Việc chiếu xạ được nhiều nước áp dụng nhưng phải có điều kiện, chúng ta có quyền cho hoặc không cho chiếu xạ.
Các nước chỉ thực hiện chiếu xạ đối với sản phẩm sạch (chưa bị nhiễm khuẩn) là để bảo quản hàng hóa sau sản xuất được tốt hơn chứ không chiếu xạ đối với hàng hóa đã bị nhiễm khuẩn như chúng ta đã lầm tưởng. Hàng nhập khẩu nhiễm vi sinh cao hơn mức quy định mà cho chiếu xạ là không hợp lý.
Xây dựng dự thảo về kinh doanh sản phẩm động vật nhập khẩu
Ông Bùi Quang Anh cho biết tuần tới, Cục Thú y sẽ họp bàn với Bộ Y tế cũng như các cơ quan chức năng về các vấn đề liên quan mà các đoàn liên ngành đã kiểm tra, phát hiện sản phẩm gia súc, gia cầm nhập khẩu có một số vấn đề về nhãn mác, hạn sử dụng, trong đó có việc chiếu xạ. Cơ quan thú y cũng đang xây dựng dự thảo về nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm động vật nhập khẩu nhằm quản lý mặt hàng với mục đích bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trung tâm Thú y Vùng VI chiều 12-8 đã tổ chức họp với hơn 50 doanh nghiệp nhập khẩu gia súc, gia cầm. Cục trưởng Cục Thú y - TS Bùi Quang Anh chủ trì cuộc họp.
Không chiếu xạ hàng đã nhiễm khuẩn
Lâu nay, sản phẩm gia súc, gia cầm đông lạnh nhập khẩu bị nhiễm khuẩn nhưng được cơ quan chức năng cho phép chiếu xạ để diệt khuẩn, đưa ra thị trường tiêu thụ.
Trong khi trên thế giới, việc chiếu xạ chỉ thực hiện đối với sản phẩm chưa bị nhiễm khuẩn. Như vậy, trong nhiều năm qua, người tiêu dùng trong nước đã phải sử dụng hàng không bảo đảm chất lượng mà không hề hay biết.
Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Thú y Vùng VI, cho biết từ ngày 20-8, tất cả các lô hàng gia súc, gia cầm đông lạnh nhập khẩu phải được lưu giữ tại cảng (hoặc kho lạnh do hải quan quy định) để ngành thú y lấy mẫu xét nghiệm.
Nếu đạt chất lượng, doanh nghiệp mới được phép đưa hàng về kho của mình hoặc kho thuê bên ngoài. Những lô hàng không bảo đảm kiểm dịch thú y đều bị buộc tái xuất, nếu không tái xuất phải chuyển mục đích sử dụng (có thể chế biến thành thức ăn gia súc) hoặc tiêu hủy.
Hàng hóa khi chuyển về địa phương phải có kho lạnh bảo quản, thông báo cho cơ quan thú y địa phương để tiếp tục kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hóa.
Như vậy, quy trình mới sẽ không có thực hiện chiếu xạ đối với sản phẩm đã nhiễm khuẩn như trước đây.
Ngay lập tức, các doanh nghiệp tham gia cuộc họp đã phản ứng quyết liệt về việc tại sao không được chiếu xạ, nếu không được chiếu xạ thì họ không thể nhập khẩu hàng gia súc, gia cầm đông lạnh như trước đây.
Đại diện Công ty TNHH Hương Việt đặt câu hỏi ngành thú y căn cứ vào đâu mà không cho chiếu xạ. Tiếp lời, đại diện Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp 2 cho biết ở nước ngoài, người ta chỉ ăn ức gà nên cánh, đùi, chân gà có giá rẻ. Nếu không có gà ngoại nhập, giá gà trong nước phải ở mức 60.000 đồng/kg, không có giá thấp hơn như hiện nay.
Các doanh nghiệp cũng cho rằng nếu để hàng ở cảng sẽ đẩy giá thành lên cao do tốn kém tiền lưu kho, bãi. Vì vậy, nên cho doanh nghiệp mang hàng về kho lạnh để bảo quản.
Các doanh nghiệp đề cao chất lượng của hàng nhập khẩu nhưng hàng nhập về đa phần bị nhiễm vi sinh. Vì vậy, thời gian qua, ngành thú y phải cho chiếu xạ để diệt khuẩn.
Quy trình cũ gây khó về quản lý
Bà Trương Thị Kim Châu, Chi cục phó Chi cục Thú y TPHCM, cho biết việc không cho phép chiếu xạ hiện nay được xử lý theo quy định của pháp luật (văn bản số 1168 của Cục Thú y).
Sở Y tế TPHCM cũng đã có văn bản gửi Bộ Y tế xin chỉ đạo liệu các lô hàng nhiễm khuẩn đã qua chiếu xạ có được phép lưu hành hay không.
TS Bùi Quang Anh giải thích thời gian qua, ngành thú y cho các doanh nghiệp vận chuyển hàng về kho lạnh để chờ kết quả xét nghiệm cũng đã gây khó cho cơ quan quản lý, đã xảy ra hàng bị đưa ra thị trường tiêu thụ mà không có ý kiến của ngành thú y, chưa kể hàng đang bị kiểm tra vẫn bị tuồn ra ngoài bán. Việc chiếu xạ được nhiều nước áp dụng nhưng phải có điều kiện, chúng ta có quyền cho hoặc không cho chiếu xạ.
Các nước chỉ thực hiện chiếu xạ đối với sản phẩm sạch (chưa bị nhiễm khuẩn) là để bảo quản hàng hóa sau sản xuất được tốt hơn chứ không chiếu xạ đối với hàng hóa đã bị nhiễm khuẩn như chúng ta đã lầm tưởng. Hàng nhập khẩu nhiễm vi sinh cao hơn mức quy định mà cho chiếu xạ là không hợp lý.
Xây dựng dự thảo về kinh doanh sản phẩm động vật nhập khẩu
Ông Bùi Quang Anh cho biết tuần tới, Cục Thú y sẽ họp bàn với Bộ Y tế cũng như các cơ quan chức năng về các vấn đề liên quan mà các đoàn liên ngành đã kiểm tra, phát hiện sản phẩm gia súc, gia cầm nhập khẩu có một số vấn đề về nhãn mác, hạn sử dụng, trong đó có việc chiếu xạ. Cơ quan thú y cũng đang xây dựng dự thảo về nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm động vật nhập khẩu nhằm quản lý mặt hàng với mục đích bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nguồn: http://cafef.vn
Các tin khác
- Bộ Công Thương dự thảo siết chặt nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà (14/05/2025)
- Quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (14/05/2025)
- Cá rô phi bước vào thị trường thịt trắng toàn cầu (14/05/2025)
- Australia vừa công nhận quả bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để nhập khẩu (14/05/2025)
- Bước ngoặt thương mại Mỹ - Trung: Không bên nào muốn 'tách rời' (14/05/2025)