Singapore cấm nhập khẩu, EU muốn Trung Quốc giải trình về sữa nhiễm độc
22/09/2008 12:00
Singapore đã cấm nhập khẩu tất cả các mặt hàng sữa từ Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) cũng đã yêu cầu những câu trả lời của Bắc Kinh khi vụ bê bối sữa trẻ em khiến hàng nghìn trẻ sơ sinh trên khắp nước này bị ốm đã lan sang sữa tươi.
Hôm qua, Tổng cục Thanh tra, Giám sát và Kiểm định chất lượng Trung Quốc cho biết gần 10% số mẫu sữa và sữa chua lấy từ 3 công ty sản xuất bơ sữa lớn nhất của Trung Quốc đã bị nhiễm độc tố mêlamin. Trong khi đó, các bậc phụ huynh vẫn xếp hàng dài tại bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ cho trẻ và trước các công ty sữa để yêu cầu bồi thường.
Mối lo ngại lan rộng sau khi kết quả kiểm tra phát hiện thấy chất mêlamin có trong hai nhãn hiệu sữa xuất khẩu của Trung Quốc, khiến cơ quan chức năng Singapore đã ra lệnh cấm nhập khẩu và bán tất cả các sản phẩm sữa tươi, sữa bột có nguồn gốc từ nước này.
Bắc Kinh trước đó đã thu hồi những loại sữa bột xuất khẩu của hai công ty này, và mặc dù các nhà chức trách nói “không có phản ứng tiêu cực” đối với những mặt hàng này, nhiều nước đã lo ngại cho sức khoẻ người dân nước họ.
EU là đối tác thương mại đầu tiên của Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ lo ngại liên quan tới các biện pháp kiểm tra an toàn thực phẩm sau hàng loạt tai tiếng về chất lượng sản phẩm của Trung Quốc.
Ông Robert Madelin, Tổng giám đốc phụ trách sức khoẻ và bảo vệ người tiêu dùng tại Uỷ ban châu Âu (EC) cho biết EU đã ngừng nhập khẩu sữa bột dành cho trẻ em của Trung Quốc dù vẫn chưa có thông tin trẻ bị ốm do các sản phẩm sữa nhập từ nước này.
Tại Mỹ, bà Nancy Nord, chủ tịch Uỷ ban An toàn Sản phẩm tiêu dùng, nhận định cho tới nay Trung Quốc chứng tỏ có nỗ lực bảo vệ chất lượng hàng hoá, nhưng con đường hãy còn rất dài.
Sáng hôm qua, hai hệ thống siêu thị lớn nhất của Hồng Kông đã thu hồi tất cả các loại sữa của hãng Mông Ngưu - Trung Quốc bầy bán trên các quầy.
Không phải mới đây mà từ năm ngoái, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc như kem đánh răng, đồ chơi trẻ em, thức ăn cho chó mèo, v.v... đã bị nguời tiêu dùng nước ngoài báo động về chất lượng không đảm bảo, thậm chí có chứa chất độc hại.
Hôm qua, Tổng cục Thanh tra, Giám sát và Kiểm định chất lượng Trung Quốc cho biết gần 10% số mẫu sữa và sữa chua lấy từ 3 công ty sản xuất bơ sữa lớn nhất của Trung Quốc đã bị nhiễm độc tố mêlamin. Trong khi đó, các bậc phụ huynh vẫn xếp hàng dài tại bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ cho trẻ và trước các công ty sữa để yêu cầu bồi thường.
Mối lo ngại lan rộng sau khi kết quả kiểm tra phát hiện thấy chất mêlamin có trong hai nhãn hiệu sữa xuất khẩu của Trung Quốc, khiến cơ quan chức năng Singapore đã ra lệnh cấm nhập khẩu và bán tất cả các sản phẩm sữa tươi, sữa bột có nguồn gốc từ nước này.
Bắc Kinh trước đó đã thu hồi những loại sữa bột xuất khẩu của hai công ty này, và mặc dù các nhà chức trách nói “không có phản ứng tiêu cực” đối với những mặt hàng này, nhiều nước đã lo ngại cho sức khoẻ người dân nước họ.
EU là đối tác thương mại đầu tiên của Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ lo ngại liên quan tới các biện pháp kiểm tra an toàn thực phẩm sau hàng loạt tai tiếng về chất lượng sản phẩm của Trung Quốc.
Ông Robert Madelin, Tổng giám đốc phụ trách sức khoẻ và bảo vệ người tiêu dùng tại Uỷ ban châu Âu (EC) cho biết EU đã ngừng nhập khẩu sữa bột dành cho trẻ em của Trung Quốc dù vẫn chưa có thông tin trẻ bị ốm do các sản phẩm sữa nhập từ nước này.
Tại Mỹ, bà Nancy Nord, chủ tịch Uỷ ban An toàn Sản phẩm tiêu dùng, nhận định cho tới nay Trung Quốc chứng tỏ có nỗ lực bảo vệ chất lượng hàng hoá, nhưng con đường hãy còn rất dài.
Sáng hôm qua, hai hệ thống siêu thị lớn nhất của Hồng Kông đã thu hồi tất cả các loại sữa của hãng Mông Ngưu - Trung Quốc bầy bán trên các quầy.
Không phải mới đây mà từ năm ngoái, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc như kem đánh răng, đồ chơi trẻ em, thức ăn cho chó mèo, v.v... đã bị nguời tiêu dùng nước ngoài báo động về chất lượng không đảm bảo, thậm chí có chứa chất độc hại.
Nguồn: www.doanhnghiep24g.vn
Các tin khác
- Cục PVTM thông báo tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp CBPG đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester từ Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Trung Hoa (04/07/2025)
- BCT ban hành Quyết định về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp CBPG đối với một số sản phẩm bột ngọt từ In-đô-nê-xi-a và Trung Hoa (04/07/2025)
- BCT ban hành Quyết định rà soát rà soát NXK mới trong vụ việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM đối với một số sản phẩm đường mía từ Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a và Mi-an-ma (04/07/2025)
- Bản câu hỏi vụ việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp CBPG và CTC đối với sản phẩm đường từ Thái Lan (02/07/2025)
- Cục PVTM ban hành Bản câu hỏi điều tra dành cho NSX/XK nước ngoài trong vụ việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp CBPG và CTC đối với sản phẩm đường từ Thái Lan (30/06/2025)