Tận dụng mọi cơ hội cho xuất khẩu 2012

26/12/2011 12:00 - 612 lượt xem

Trong năm 2012, dựkiến có nhiều thách thức đối với xuất khẩu của Việt Nam do kinh tế thế giới khókhăn và một số thị trường chính áp dụng các quy định mới, nhưng đây cũng làthời điểm để Việt Nam nhìn lại và tận dụng những cơ hội mà bấy lâu nay bỏ quên.

Ngày 22-12, Hội nghị tham tán thương mại 2011 đã diễn ra tạiTPHCM -  nơi chiếm 1/3 tổng kim ngạchxuất khẩu của Việt Namđể chia sẻ thông tin với doanh nghiệp về tình hình thị trường trong năm tới.Đây là hội nghị tham tán đầu tiên do Bộ Công Thương tổ chức. Hiện Việt Nam có 63 thamtán và đại diện các văn phòng ở các nước và vùng lãnh thổ.

Nhiều thách thứctrước mắt

Theo ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương, bứctranh kinh tế thế giới trong năm 2012 mong manh. Cụ thể, khủng hoảng nợ côngchâu Âu có thể dẫn tới suy giảm kinh tế khu vực đồng tiền chung euro, ảnh hưởngđến xuất khẩu Việt Namdo các nước thắt chặt chi tiêu khiến sức mua giảm.

Do đó, ông Biên cho rằng, đây sẽ là thách thức đối với côngtác xuất khẩu cũng như xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường trong nămmới. Thêm vào đó, rào cản thương mại ngày cũng càng tinh vi, trong khi quy môsản xuất của doanh nghiệp lại nhỏ, cộng thêm khó khăn tài chính, vĩ mô cũng ảnhhưởng đến xuất khẩu của Việt Namtrong năm tới.

Ngoài ra, ông Đào Trần Nhân, tham tán công sứ của Việt Namtại Mỹ, cho biết, trong năm tới, hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Mỹ sẽ chịunhững quy định của đạo luật mới về hiện đại hóa vệ sinh của Mỹ (Food SafetyModernization Act - FSMA).

Mỹ coi những đạo luật trước đây của họ là bị động và chỉchạy theo giải quyết những vấn đề phát sinh. Với đạo luật FSMA, vấn đề an toànvệ sinh được đưa vào vai trò chủ động để ngăn ngừa từ bên ngoài bằng cách xâydựng các tiêu chuẩn cụ thể vể kiểm tra, truy xuất nguồn gốc, về lưu trữ hồ sơcủa từng công ty sản xuất, chế biến. Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA)hoặc Bộ Nông nghiệp Mỹ được phép thu hồi sản phẩm ngay khi có phát sinh vấn đề.

Do đó, ông Đào Trần Nhân, lưu ý doanh nghiệp Việt Nam đangxuất khẩu thực phẩm chế biến hay sản xuất đồ uống, nông sản, các sản phẩm ănuống phải chú ý đến đạo luật này trong năm tới. Trong lần xuất khẩu đầu tiêndoanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để đảm bảo sản phẩm mình sản xuất ra làan toàn với người tiêu dùng Mỹ.

Nhìn lại và tận dụng mọi cơ hội

Theo ông Nguyễn Thành Biên, Bộ Công Thương đang xúc tiến đếncác thị trường khác, như thị trường Mỹ vốn đang tiêu thụ lượng lớn hàng hoá củaViệt Nam. Ngoài ra, đối với một số thị trường mà trước đây các nhà xuất khẩukhông quan tâm thì tình hình đã thay đổi nhanh.

“Chẳng hạn như cách đây một tháng, gạo có giá cao do thiếugạo, nhưng sự cạnh tranh của một số nước như Ấn Độ đã làm giá gạo thế giớixuống nhanh, nên gạo Việt Nam cũng bị ảnh hưởng về giá, do đó, lượng doanhnghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường truyền thống bị hủy hợpđồng rất lớn” ông Biên nói và cho biết diễn biến tại nhiều thị trường truyềnthống nhập gạo Việt Nam đang rất khó khăn. Tình thế này đã khiến ngành gạo nghĩnhiều hơn đến những thị trường trước giờ vẫn bỏ ngỏ như EU.

“EU có cam kết mua gạo của Thái Lan, Campuchia, nhưng chưacó cam kết với gạo Việt Nam.Chúng tôi đã liên hệ với tham tán Việt Nam ở EU, Bỉ nhưng cũng chưa thể cókết quả sớm nhất”, ông Biên nói.

Ông Vũ Văn Trung, tham tán thương mại của Việt Nam tại thị trườngNhật Bản, cho rằng nhu cầu nhập khẩu của Nhật Bản trong năm mới tiếp tục tăngcao do việc khôi phục sản xuất của vùng bị thiệt hại trong trận động đất tạiNhật Bản vào tháng 3-2011 chưa hồi phục hoàn toàn. Nước này cũng cần nhập khẩunhiều để phục vụ việc tái thiết, và đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn.

Ngoài ra, thị trường Nhật Bản có những biến chuyển mà doanhnghiệp có thể nắm bắt là, Nhật Bản đang nới lỏng dần cho những hàng hoá nhậpkhẩu mà nước này từng bảo hộ mạnh, như nông sản, gạo.

Nước này cũng có xu hướng chuyển nhập khẩu từ Trung Quốc vàmột số nước khác sang nhập khẩu hàng Việt Nam và của một số nước khác. Hiệnsức cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc cũng không được cạnh tranh như trước dogiá lao động cao, thúc đẩy người Nhật Bản chuyển hướng nhập khẩu và sản xuấtsang nước khác.

Ông Trung cũng cho rằng doanh nghiệp cần tận dụng tối đahiệp định đối tác giữa Việt Namvà Nhật Bản có hiệu lực vào tháng 10-2009. Việt Nam được nhiều ưu đãi nhất tronghiệp định song phương với Nhật Bản so với những nước khác trong khu vực có hiệpđịnh thương mại với nước này. Trong 10 năm kể từ hiệp định có hiệu lực, 84,6%hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sẽ tiến tới miễn thuế, tức thuế suất0%, tạo môi trường thuận lợi cho hàng Việt Nam xuất sang nước này, đặc biệtnông sản, thực phẩm, thủy sản, đồ gỗ, dệt may và các mặt hàng công nghiệp khác.

Đối với thị trường Hàn Quốc, theo thương vụ Việt Nam tại HànQuốc, hiện nông sản nhạy cảm, trong đó có rau quả tươi sống, như trái thanhlong và bắp cải của Việt Nam đã xuất khẩu được sang Hàn Quốc. Hiện thương vụđang xúc tiến để doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu phở và bánh tráng vàoHàn Quốc. Mặc dù tại Hàn Quốc có nhiều quán phở Việt Nam, nhưng phở lại đượcnhập khẩu từ Thái Lan thay vì Việt Nam, vì Hàn Quốc cho rằng nồng độ acid hữucơ trong bánh phở Việt Nam là cao, nhưng thực tế nồng độ này không cao hơn bánhphở của Thái Lan, ông Trần Trọng Toàn, đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc nói.

Ngoài ra, theo ông Lê An Hải, tham tán thương mại của ViệtNam tại Hàn Quốc, hiện nhu cầu nhập khẩu của doanh nghiệp Hàn Quốc đối với hànghoá Việt Nam, như hàng tiêu dùng và thủy sản, cũng rất nhiều.

Tuy nhiên, theo các tham tán, nhu cầu của các nước đối vớihàng hoá Việt Nam là có thật, nhưng việc doanh nghiệp Việt Nam có tận dụng đượccơ hội này không lại là chuyện khác. Không ít doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam không am hiểu thị trường và kinh doanh theokiểu ăn xổi ở thì, nên ảnh hưởng đến uy tín hàng hoá Việt Nam. Cụ thể,đến hết tháng 11 năm nay, có 109 vụ vi phạm, tăng 30% so với 2010, đối với hàngnông lâm thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản.

“Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản nói là phải chờ, chứ tình hìnhvi phạm này thì không nhập được, nhiều doanh nghiệp vi phạm đến 3, 4 lần. Khônghiểu làm cách nào mà họ (một số doanh nghiệp Việt Nam -pv) vẫn lách và đưa hàng đếnNhật Bản', ông Vũ Văn Trung nói.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2011 ước đạt96,3 tỉ đô la Mỹ, tăng 33,3% so với 2010. Kim ngạch nhập khẩu là 105,8 tỉ đô laMỹ, tăng 24,7%. Tỷ lệ tăng trưởng của xuất khẩu cao hơn nhập khẩu và cao hơnchỉ tiêu Quốc hội đề ra.

Nguồn:Thời báo kinh tế Sài Gòn

 

Quảng cáo sản phẩm