Tham gia các FTA thế hệ mới: Doanh nghiệp cần chủ động
18/06/2014 12:00
Trong bối cảnh nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) dựkiến hoàn tất đàm phán từ nay đến năm 2015, nếu không chủ động nắm bắt thôngtin, các doanh nghiệp Việt Nam có thể lâm vào tình thế khó khăn, sụtgiảm năng lực cạnh tranh ở môi trường kinh doanh mới.
CôngThương - Cơ hội lớn
Hiện nay, ngoài Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương(TPP), Việt Nam đang có 5 FTA mới đang đàm phán gồm: FTA Việt Nam- EU (EVFTA),FTA Việt Nam- Liên minh thuế quan Nga- Belarus- Karzakstan (VCUFTA), FTAASEAN+6 (RCEP), FTA Việt Nam- Khối EFTA (VEFTA) và FTA Việt Nam- Hàn Quốc(VKFTA).
Ông Lê Triệu Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đabiên- Bộ Công Thương cho biết, việc tham gia đàm phán và ký kết các hiệp địnhthương mại tự do tạo ra những cơ hội thuận lợi nhưng cũng đặt ra nhiều thách thứcđối với doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Điểm mới ở FTA thế hệ mới là phạm vi rộnghơn, bao gồm cả các lĩnh vực phi thương mại như: Môi trường, lao động, doanhnghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, mua sắm Chính phủ... Về mức độ, FTA thế hệ mớicũng thực hiện sâu hơn trong cam kết về hàng hóa (xóa bỏ 90- 100% thuế nhập khẩu),dịch vụ…
Thực hiện các FTA cũng đem lại lợi ích cho các DN, nhà đầutư trong việc hình thành chuỗi sản xuất khu vực. Nguyên vật liệu đầu vào sẽ đượchưởng ưu đãi, tạo thuận lợi cho sản xuất trong nước, mở rộng thị trường cho sảnphẩm, dịch vụ của các nhà đầu tư. Cơ hội tiếp cận thiết bị, công nghệ sạch vàhiện đại, tiếp cận nguồn vốn đầu tư chất lượng, loại bỏ thuế quan, minh bạchhóa, đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu…
Ông Yoshitaka Kurihara- Chuyên gia tư vấn đầu tư tại Văn phòng đại diện JETRO TP.HCM: Thay vì đối đầu trực tiếp trên các thị trường lớn, DN cần khai phá mảng thị trường nhỏ hơn, ít đối thủ cạnh tranh. Những quy định về môi trường, lao động hay bảo hộ sở hữu trí tuệ là xu hướng phát triển tất yếu của môi trường kinh doanh mới. Do đó, thay vì trì hoãn và đi theo lối kinh doanh cũ DN cần từng bước cải cách hoạt động cho phù hợp. |
Doanh nghiệp cần chủ động
Theo Ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Ủy ban tư vấn chính sáchthương mại quốc tế (INTAC), để DN Việt Nam tận dụng được các cơ hội từ FTA làđiều không dễ dàng trong bối cảnh năng lực cạnh tranh của nhiều ngành, nhiều DNcòn yếu.
Thực tế cho thấy, nhiều DN vẫn chưa tận dụng được đầy đủ cáclợi ích thuế quan từ FTA do không biết, không đáp ứng được các điều kiện về quytắc xuất xứ, hay do thủ tục trình tự cấp C/O ưu đãi phức tạp… Việc tận dụng tỷlệ C/O ưu đãi trên kim ngạch xuất khẩu còn rất thấp. Chẳng hạn, với những ưuđãi của Hàn Quốc, DN Việt Nam khai thác được hơn 70%; còn với các nước khác chỉđược khoảng 20%, thậm chí có những ưu đãi hoàn toàn bỏ trống.
Hơn nữa, việc mở cửa thị trường trong nước theo FTA có phạmvi rộng hơn, vì thế DN Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ gia tăng các vụkiện phòng vệ thương mại. Các hàng rào kỹ thuật trong thương mại và các yêu cầukiểm dịch từ các thị trường này sẽ tăng lên chứ không giảm đi khi rào cản thuếkhông còn.
Theo ông Yoshitaka Kurihara - Chuyên gia tư vấn đầu tư tạiVăn phòng đại diện JETRO TP.HCM: Khác với giai đoạn trước đây, khi DN ít thamgia và biết đến những cuộc đàm phán và hiệp định thương mại thì ở giai đoạnnày, DN cần được tiếp cận thông tin đàm phán, được hướng dẫn để xác định, đánhgiá tác động đối với DN, được tham vấn thực chất và thường xuyên. Thêm nữa, khiFTA đã ký kết, cần cung cấp cho DN thông tin chính xác, đầy đủ, có thể hiểu đượcvề các FTA, hướng dẫn cách thức thực tế để tận dụng các cơ hội từ FTA và đặc biệtlà tư vấn về các FTA cho DN khi họ cần. Chính phủ có thể hỗ trợ những DN vừa vànhỏ bằng cách đào tạo, tư vấn, đây là những hỗ trợ không bị cấm theo các cam kếttrong FTA.
Nguồn: http://www.baocongthuong.com.vn/
Các tin khác
- Ông Trump sẽ gửi đợt thư thông báo thuế đầu tiên cho các nước vào tối nay (08/07/2025)
- Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng, tăng trưởng 14,4% trong 6 tháng đầu năm (07/07/2025)
- Xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ suy giảm mạnh trong tháng 6/2025 (07/07/2025)
- Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc (07/07/2025)
- Việt Nam xuất khẩu gần 5 triệu tấn gạo (07/07/2025)