Tham gia và FTA thế hệ mới: Lợi ích lớn, thách thức “khủng”
19/08/2015 12:00
(DĐDN) – Lợi ích từ các hiệp định FTA thế hệ mới mang lại là rất “khủng”, tuy nhiên, với 97% DN của Việt Nam là DN nhỏ và vừa nếu không chuẩn bị chu toàn thì ngược lại tổn thất cho DN sẽ vô cùng lớn.
Đó là nhận định được đưa ra tại hội thảo “Các hiệp định thương mại tự do FTA và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” do Trung tâm XTĐT TM DL HN phối hợp với VCCI vừa tổ chức.
Việt Nam “chấp nhận” cuộc chơi
Bà Phùng Thị Lan Phương – Trưởng phòng FTA, Trung tâm WTO (VCCI) cho biết: Trong số các FTA mà Việt Nam đã ký kết và đang thực thi chỉ có 2 FTA thế hệ mới đó là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và FTA Việt Nam – EU (EVFTA).
Việt Nam bắt đầu tham gia TPP từ tháng 11/2010, đến nay có 98% nội dung vòng đám phán đã kết thúc. Mục tiêu trong năm nay sẽ kết thúc đàm phán. Còn với EVFTA, chúng ta bắt đầu đàm phán từ tháng 10/2012 và đã cơ bản kết thúc. Mục tiêu ký kết hiệp định này cũng dự kiến trong năm 2015. So với các FTA mà Việt Nam đang đàm phán, FTA thế hệ mới có một số đặc điểm riêng như: mức độ tự do hóa (mở cửa) rất sâu, xóa bỏ phần lớn các dòng thuế, mở cửa mạnh các ngành dịch vụ… Đối tác FTA đặc biệt lớn, trong các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đang đàm phán có những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản với phạm vi cam kết rộng. Trong khi các FTA trước đây chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại hàng hóa thì các FTA thế hệ mới sắp tới bao gồm những cam kết về nhiều lĩnh vực: thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, các vấn đề thương mại mới như DN Nhà nước, mua sắm công… và các vấn đề phi thương mại như lao động, công đoàn, môi trường…
DN chưa sẵn sàng
Trao đổi với DĐDN về các tác động của FTA đến DN, ông Nguyễn Viết Tùng – Chủ tịch HĐQT Cty may Phú Thành cho biết: Doanh nghiệp Phú Thành sản xuất trong lĩnh vực dệt may xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản và Nam Mỹ. Với những ảnh hưởng của FTA mà VN chuẩn bị ký và đã ký, DN nhận thấy lợi thế nhiều hơn, như thị trường xuất khẩu rộng lớn hơn, được miễn hàng rào thuế quan, tạo sức hút thị trường và tạo ra khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong thuận lợi cũng có một số khó khăn, ví dụ như DN cung cấp sản phẩm trong nước sẽ phải cạnh tranh với các DN nước ngoài có sản phẩm cùng loại trên chính “sân chơi” nước mình. Điều này ảnh hưởng một phần vì hội nhập thì phải cạnh tranh và chấp nhận “cuộc chơi”. Do đó, ông Tùng cho rằng, DN phải tự nhìn nhận vai trò của mình, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hơn nữa để cạnh tranh lành mạnh, khẳng định thương hiệu đáp ứng nhu cầu thị trường và khách hàng.
Bà Nghiêm Thị Xuân Vân – GĐ Cty TNHH TM Virdan VN thì cho rằng: Chưa nói đến cơ hội hay thách thức của các hiệp định FTA được ký kết nhưng hiện nay nhiều khó khăn đã đang là rào cản với doanh nghiệp. Theo bà Vân, công ty bà đang có dự định đầu tư mở rộng thương mại sang Niu-di-lân nhưng rất bất lợi bởi đường bay phải đi mất hai chặng, mặc dù từ VN sang đó không xa. Đây là bất lợi của DN nghiệp hai nước vì chưa có đường bay thẳng. Khảo sát thị trường Malaysia, Singapore hay một số nước Châu Âu để đầu tư, bà Vân cho rằng Niu-di-lân là khả thi nhất, nhưng cản trở cho các DN VN là chỉ có duy nhất đường hàng không để vận chuyển. Do đó, nếu các FTA thế hệ mới này được thực thi, thì vấn đề rào cản này cần được tháo gỡ.
Bên cạnh đó, bà Vân cho rằng, những DN vừa và nhỏ không hiểu rõ lắm về các nội dung trong các FTA, vì thông tin thực nhận đến với họ không nhiều. Các văn bản của các bộ ngành không đến được DN mà chỉ có qua những cuộc hội thảo mới biết. Do đó, Nhà nước nên có nhiều chương trình mở hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp, để DN biết mình đang làm gì, đang ở đâu và đang muốn làm gì? Và các điều kiện các hành lang pháp lý thì mình sẽ phù hợp với nước nào.
Ông Nguyễn Gia Phương – GĐ Trung tâm XTĐT TM DL TP. HN cho rằng: Khi những Hiệp định này mở ra, mối e ngại lớn nhất là hàng hóa của nước ngoài sẽ vào ồ ạt, trong khi đó, một số ngành hàng của chúng ta chưa chuẩn bị một cách chu đáo, cẩn thận cũng như chưa có chiến lược để đối phó. Chính vì thế, để hỗ trợ doanh nghiệp không bị “hụt hơi” khi hội nhập, ông Phương cho biết Trung tâm sẽ tổ chức nhiều hội thảo như thế này nhằm giúp các DN nắm bắt cụ thể hơn về Hiệp định FTA và các Hiệp định thương mại thế hệ mới. Đặc biệt, Trung tâm sẽ tổ chức thành những nhóm ngành hàng rất riêng biệt với quy mô nhỏ để triển khai và thiết kế một chương trình làm việc với các Hiệp hội, các DN. Thậm chí, Trung tâm sẽ nghiên cứu đưa ra những mẫu phiếu điều tra nội dung với các DN một cách chi tiết để nắm bắt được yêu cầu của từng ngành hàng.
Ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban pháp chế, VCCI còn cho rằng, không chỉ DN cạnh tranh mà chính quyền cũng phải cạnh tranh. Ở nơi nào có chỉ số điều hành tốt sẽ thu hút được những nhà đầu tư tốt, công nghệ cao… Mặt khác, Việt Nam cần phải có một khung hành động chiến lược phát triển cho các DN nhỏ và vừa phù hợp cho giai đoạn 2016 – 2025, những năm bản lề của hội nhập, với trọng tâm là tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, công nghệ, nâng cao năng lực quản trị, marketing để khu vực DN nhỏ và vừa có thể vượt lên tham gia tích cực vào quá trình hội nhập, kết nối được vào các chuỗi giá trị toàn cầu, kết nối được với các DN FDI.
Còn bà Phùng Thị Lan Phương đưa khuyến nghị 4 chủ động cho DN cả nước nói chung và DN Hà Nội nói riêng, đó là: chủ động tìm hiểu thông tin, nội dung hiệp định; chủ động tìm hiểu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng; chủ động liên doanh, liên kết với DN, hiệp hội và chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đó là nhận định được đưa ra tại hội thảo “Các hiệp định thương mại tự do FTA và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” do Trung tâm XTĐT TM DL HN phối hợp với VCCI vừa tổ chức.
Việt Nam “chấp nhận” cuộc chơi
Bà Phùng Thị Lan Phương – Trưởng phòng FTA, Trung tâm WTO (VCCI) cho biết: Trong số các FTA mà Việt Nam đã ký kết và đang thực thi chỉ có 2 FTA thế hệ mới đó là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và FTA Việt Nam – EU (EVFTA).
Việt Nam bắt đầu tham gia TPP từ tháng 11/2010, đến nay có 98% nội dung vòng đám phán đã kết thúc. Mục tiêu trong năm nay sẽ kết thúc đàm phán. Còn với EVFTA, chúng ta bắt đầu đàm phán từ tháng 10/2012 và đã cơ bản kết thúc. Mục tiêu ký kết hiệp định này cũng dự kiến trong năm 2015. So với các FTA mà Việt Nam đang đàm phán, FTA thế hệ mới có một số đặc điểm riêng như: mức độ tự do hóa (mở cửa) rất sâu, xóa bỏ phần lớn các dòng thuế, mở cửa mạnh các ngành dịch vụ… Đối tác FTA đặc biệt lớn, trong các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đang đàm phán có những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản với phạm vi cam kết rộng. Trong khi các FTA trước đây chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại hàng hóa thì các FTA thế hệ mới sắp tới bao gồm những cam kết về nhiều lĩnh vực: thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, các vấn đề thương mại mới như DN Nhà nước, mua sắm công… và các vấn đề phi thương mại như lao động, công đoàn, môi trường…
DN chưa sẵn sàng
Trao đổi với DĐDN về các tác động của FTA đến DN, ông Nguyễn Viết Tùng – Chủ tịch HĐQT Cty may Phú Thành cho biết: Doanh nghiệp Phú Thành sản xuất trong lĩnh vực dệt may xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản và Nam Mỹ. Với những ảnh hưởng của FTA mà VN chuẩn bị ký và đã ký, DN nhận thấy lợi thế nhiều hơn, như thị trường xuất khẩu rộng lớn hơn, được miễn hàng rào thuế quan, tạo sức hút thị trường và tạo ra khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong thuận lợi cũng có một số khó khăn, ví dụ như DN cung cấp sản phẩm trong nước sẽ phải cạnh tranh với các DN nước ngoài có sản phẩm cùng loại trên chính “sân chơi” nước mình. Điều này ảnh hưởng một phần vì hội nhập thì phải cạnh tranh và chấp nhận “cuộc chơi”. Do đó, ông Tùng cho rằng, DN phải tự nhìn nhận vai trò của mình, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hơn nữa để cạnh tranh lành mạnh, khẳng định thương hiệu đáp ứng nhu cầu thị trường và khách hàng.
Bà Nghiêm Thị Xuân Vân – GĐ Cty TNHH TM Virdan VN thì cho rằng: Chưa nói đến cơ hội hay thách thức của các hiệp định FTA được ký kết nhưng hiện nay nhiều khó khăn đã đang là rào cản với doanh nghiệp. Theo bà Vân, công ty bà đang có dự định đầu tư mở rộng thương mại sang Niu-di-lân nhưng rất bất lợi bởi đường bay phải đi mất hai chặng, mặc dù từ VN sang đó không xa. Đây là bất lợi của DN nghiệp hai nước vì chưa có đường bay thẳng. Khảo sát thị trường Malaysia, Singapore hay một số nước Châu Âu để đầu tư, bà Vân cho rằng Niu-di-lân là khả thi nhất, nhưng cản trở cho các DN VN là chỉ có duy nhất đường hàng không để vận chuyển. Do đó, nếu các FTA thế hệ mới này được thực thi, thì vấn đề rào cản này cần được tháo gỡ.
Bên cạnh đó, bà Vân cho rằng, những DN vừa và nhỏ không hiểu rõ lắm về các nội dung trong các FTA, vì thông tin thực nhận đến với họ không nhiều. Các văn bản của các bộ ngành không đến được DN mà chỉ có qua những cuộc hội thảo mới biết. Do đó, Nhà nước nên có nhiều chương trình mở hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp, để DN biết mình đang làm gì, đang ở đâu và đang muốn làm gì? Và các điều kiện các hành lang pháp lý thì mình sẽ phù hợp với nước nào.
Ông Nguyễn Gia Phương – GĐ Trung tâm XTĐT TM DL TP. HN cho rằng: Khi những Hiệp định này mở ra, mối e ngại lớn nhất là hàng hóa của nước ngoài sẽ vào ồ ạt, trong khi đó, một số ngành hàng của chúng ta chưa chuẩn bị một cách chu đáo, cẩn thận cũng như chưa có chiến lược để đối phó. Chính vì thế, để hỗ trợ doanh nghiệp không bị “hụt hơi” khi hội nhập, ông Phương cho biết Trung tâm sẽ tổ chức nhiều hội thảo như thế này nhằm giúp các DN nắm bắt cụ thể hơn về Hiệp định FTA và các Hiệp định thương mại thế hệ mới. Đặc biệt, Trung tâm sẽ tổ chức thành những nhóm ngành hàng rất riêng biệt với quy mô nhỏ để triển khai và thiết kế một chương trình làm việc với các Hiệp hội, các DN. Thậm chí, Trung tâm sẽ nghiên cứu đưa ra những mẫu phiếu điều tra nội dung với các DN một cách chi tiết để nắm bắt được yêu cầu của từng ngành hàng.
Ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban pháp chế, VCCI còn cho rằng, không chỉ DN cạnh tranh mà chính quyền cũng phải cạnh tranh. Ở nơi nào có chỉ số điều hành tốt sẽ thu hút được những nhà đầu tư tốt, công nghệ cao… Mặt khác, Việt Nam cần phải có một khung hành động chiến lược phát triển cho các DN nhỏ và vừa phù hợp cho giai đoạn 2016 – 2025, những năm bản lề của hội nhập, với trọng tâm là tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, công nghệ, nâng cao năng lực quản trị, marketing để khu vực DN nhỏ và vừa có thể vượt lên tham gia tích cực vào quá trình hội nhập, kết nối được vào các chuỗi giá trị toàn cầu, kết nối được với các DN FDI.
Còn bà Phùng Thị Lan Phương đưa khuyến nghị 4 chủ động cho DN cả nước nói chung và DN Hà Nội nói riêng, đó là: chủ động tìm hiểu thông tin, nội dung hiệp định; chủ động tìm hiểu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng; chủ động liên doanh, liên kết với DN, hiệp hội và chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ngày 14/08/2015
Nguồn: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp
Nguồn: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp
Các tin khác
- Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (05/07/2025)
- Vương quốc Anh thông báo kết luận rà soát biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm thép nhập khẩu (04/07/2025)
- Hiểu thế nào về mức thuế đối ứng 20% Mỹ áp cho Việt Nam? (04/07/2025)
- Chờ lối đi ‘sắc bén’ hơn cho xuất khẩu trước thỏa thuận thuế quan mới (04/07/2025)
- Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản chậm lại, đối mặt nhiều rủi ro từ chính sách thuế của Hoa Kỳ (04/07/2025)