Thị trường Ấn Độ - trở ngại và tiềm năng
18/07/2008 12:00
Hiển nhiên là người Ấn rất thích thuỷ sản nhưng lượng tiêu thụ thuỷ sản lại rất thấp với xấp xỉ 40% dân số chưa bao giờ động đến các món thuỷ sản do thói quen ăn chay. Tuy thế, rất nhiều người vẫn xem Ấn Độ là một thị trường tiêu thụ thuỷ sản tiềm năng.
Na Uy thúc đẩy xuất khẩu cá hồi sang Ấn Độ
Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu bao gồm Na Uy, Thuỵ Điển,
Tầng lớp trung lưu Ấn Độ hiện chiếm 300 triệu người, trong số đó có 50 triệu có tiềm năng tiêu thụ thuỷ sản cao. Rất nhiều trong số nhóm dân cư này sống ở những thành phố lớn như Mumbai,
Nhiều người ăn kiêng, ít người ăn thuỷ sản.
Nếu như xấp xỉ 40% trong số 50 triệu dân thuộc tầng lớp trung lưu có thu nhập cao của Ấn Độ ăn kiêng thì vẫn còn đó 30 triệu người có tiềm năng tiêu thụ thuỷ sản. Tuy nhiên, ở Ấn Độ người không ăn kiêng cũng sẽ không tiêu thụ thịt giống như người Mỹ và người Áchentina vì cho dù có ăn kiêng hay không thì họ cũng cùng là người Ấn nên có những thói quen ăn uống tương tự nhau dẫn đến lượng tiêu thụ thuỷ sản và các loại thịt rất hạn chế.
Tại một vài tỉnh duyên hải như Kerala van West Bengal, nơi mà lượng tiêu thụ thuỷ sản cũng khá cao thì những con tôm sú to và đẹp, những con cua bùn, cá rạn đá và một lượng lớn những loài thuỷ sản tươi sống chất lượng cao thường chỉ thấy ở những ngăn hàng cá hồi Átlantic đông lạnh nhập khẩu. Thực vậy, lượng tiêu thụ thuỷ sản trong nước (không tính trong hệ thống khách sạn nhà hàng phục vụ du khách và khách nước ngoài) là rất nhỏ.
Một vấn đề khác mà NSEC không để ý khi nỗ lực phát triển xuất khẩu cá hồi Na Uy sang thị trường Nam Á là các thủ tục quan liêu trong nhập khẩu và việc thiếu các cơ sở hạ tầng cần thiết. Các nhà hàng khách sạn thường không thích nhập khẩu sản phẩm từ chính gốc Na Uy mà thích nhập khẩu các sản phẩm từ nhiều nước như Châu Âu, Dubai, Băng Cốc và Xingapo bằng cách qua tay những nhà trung gian biết cách làm việc với những quan chức quan liêu của Ấn Độ.
Khu vực dịch vụ, khách sạn, nhà hàng tiềm năng
Rõ ràng thúc đẩy phát triển tiêu thụ thuỷ sản tại Ấn Độ là một điều khó khăn nhưng các nhà hàng và khách sạn tại đây vẫn là một nơi tiềm năng để thương mại thuỷ sản có thể chen chân vào. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) Cục Dịch vụ Nông nghiệp Liên bang (FAS) tại
“Thị trường nhập khẩu thực phẩm cho các nhà hàng, khách sạn và các cơ quan (HRI) Ấn Độ tuy còn nhỏ nhưng đang dần lớn mạnh. Các khu vực HRI đang bị lệ thuộc quá nhiều vào thực phẩm địa phương, chỉ có dưới 2% là các sản phẩm nhập khẩu. Gần đây, khi du lịch và thương mại quốc tế ở nơi này phát triển, cùng với nhu cầu trong nước cho các loại thực phẩm và đồ uống phổ biến toàn cầu tăng đã thôi thúc các nhà xuất khẩu thực phẩm và đồ uống Mỹ đẩy mạnh giao thương tại thị trường tiềm năng hầu như chưa được khai phá này”.
Bản báo cáo này đưa chi tiết cho các nhà xuất khẩu Mỹ thấy thị trường triển vọng nhất nằm ở đâu, đối tượng khách hàng nào là tiềm năng nhất nhưng đồng thời cũng đưa ra nhưng hạn chế về vấn đề thủ tục của Ấn Độ, nhấn mạnh đây là một thị trường phức tạp.
Thị trường để ngỏ
Vào thời điểm của chiến dịch quảng bá cá hồi Na Uy của NESC diễn ra hồi năm ngoái tại
Năm 2006, khi Ấn Độ giảm thuế nhập khẩu cá hồi từ 30% xuống 10%, ngành cá hồi Na Uy đã có những bình luận rất lạc quan. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu nhanh chóng nhận ra rằng mức thuế không phải là yếu tố cản trở Ấn Độ nhập khẩu cá hồi. Mặc dù thuế đã giảm xuống 10% nhưng họ vẫn chỉ xuất khẩu được 46 tấn các sản phẩm cá hồi, chủ yếu là phi lê đông lạnh sang nước này. Có thể nói rằng Sandvik và ngành hàng của ông đang để ngỏ thị trường Ấn cho các đối thủ tự do cạnh tranh. Chỉ giảm thuế không thôi thì không đủ để tạo nên một thị trường mới, các chiến lược marketing là vô cùng cần thiết.
Tất nhiên ngành du lịch Ấn Độ có thể tiêu thụ nhiều cá hồi và các sản phẩm thuỷ sản khác nhưng với nguồn cung dồi dào các sản phẩm thuỷ sản chất lượng cao thì khó có thể trông đợi rằng nhập khẩu sẽ tăng nhanh. Tuy thế các nhà sản xuất Mỹ, Chilê, Anh và Na Uy vẫn không nên bỏ sót ngành du lịch Ấn. Đó là cánh cửa để thay đổi nền kinh tế, nơi mà những người có thu nhập cao sẽ từ từ phát triển khẩu vị cho các món thuỷ sản nhập khẩu.
Ấn Độ sẽ là đại gia tiêu tiền
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, chỉ có 4,44 triệu khách du lịch đến Ấn Độ trong năm 2006. Ngày nay, ngành du lịch Ấn đang thu hút những khách sẵn sàng chi trả những chi phí đắt đỏ.
Ước tính lượng khách du lịch đến Ấn Độ sẽ tăng từ 10-20% mỗi năm. Số lượng phòng trong các khách sạn hạng 3, 4 đến 5 sao ước tính cũng sẽ tăng từ 120 vào năm 2006 lên 270 phòng vào năm 2010.
“Một Ấn Độ đáng ngạc nhiên” là một chiến dịch được sự bảo trợ của chính phủ Ấn nhằm tăng lượng khách du lịch vào Ấn. Phát triển kinh tế Ấn Độ sẽ mang lại những tiềm năng sau:
- Kinh tế Ấn Độ đã tăng trưởng mạnh trong vòng 5 năm qua với 6,8% mỗi năm.
- Ấn Độ sẽ là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc vào năm 2050
- Ấn Độ là thị trường lớn thứ tư thế giới về sức mua, sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản.
- Ấn Độ với số dân 1,1 tỉ trong đó tầng lớp trung lưu có tiềm năng tiêu thụ mạnh là 250 triệu.
Đó có thể là một thị trường khó nhằn và phức tạp nhưng Na Uy đã lựa chọn Ấn Độ. Liệu các nhà xuất khẩu của các nước khác sẽ ngồi yên cho Na Uy một mình chiếm chọn thị trường tiềm năng gồm hơn 1 tỉ dân này?
Vào những năm 1990, các nhà xuất khẩu Na Uy và NSEC đã chọn thị trường Trung Quốc cùng với hệ thống nhà hàng khách sạn nước này. Năm ngoái, Trung Quốc xếp thứ 15 trong số những thị trường đơn nhập khẩu nhiều thuỷ sản của Na Uy nhất với 74.000 tấn thuỷ sản, trị giá xấp xỉ 200 triệu USD.
Ấn Độ đứng thứ 80 trong bảng xếp hạng đó. Năm ngoái, tổng nhập khẩu thuỷ sản Ấn Độ là 119 tấn, trị giá dưới 1 triệu USD và NSEC đang để mắt đến thị trường mới này.
17/07/2008
Nguồn: www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn
Các tin khác
- Cơ hội "hạ nhiệt" căng thẳng thương mại toàn cầu (07/05/2025)
- Xu hướng đồng USD mất giá và tác động tại châu Á (07/05/2025)
- Cựu Phó Tổng thống Mỹ cảnh báo nguy cơ khan hiếm hàng hóa do thuế quan (07/05/2025)
- Đàm phán thương mại Việt - Mỹ: Cân bằng lợi ích, giữ vững cam kết quốc tế (07/05/2025)
- Khẩn trương ký kết, triển khai các hợp đồng, mua bán hàng hóa với phía Hoa Kỳ (07/05/2025)