Thị trường Cà phê, Chè Hàn Quốc

22/12/2008 12:00 - 3714 lượt xem

Thị trường Cà phê Hàn Quốc hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu và những năm gần đây tiêu dùng cà phê có tăng trưởng. Uống cà phê đã trở nên phổ biến của người Hàn Quốc. Thị hiếu người tiêu dùng Hàn Quốc ngày càng chuộng các nhãn Cà phê nổi tiếng có chất lượng cao như Starbucks, Seattle’s Best Coffee, Coffee Bean, Rosebud,vvv. Năm 2007 thị trường tiêu thụ cà phê Hàn Quốc ước tính khoảng 1,5 tỷ USD với cà phê uống liền chiếm 95% thị phần, còn lại là cà phê rang xay. Người Hàn Quốc có xu hướng thích uống cà phê uống liền tại gia đình và công sở do tính tiện sử dụng của loại cà phê này. Do vậy 95% cà phê bán trên thị trường là cà phê hòa tan uống liền. Năm 2008 cà phê uống liền có trị giá bán trên thị trường Hàn Quốc đạt tới khoảng 1,4 tỷ USD, tăng 10% so với 2007.

I/ Cà phê:
1/ Tình hình thị trường:
Thị trường Cà phê Hàn Quốc hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu và những năm gần đây tiêu dùng cà phê có tăng trưởng. Uống cà phê đã trở nên phổ biến của người Hàn Quốc. Thị hiếu người tiêu dùng Hàn Quốc ngày càng chuộng các nhãn Cà phê nổi tiếng có chất lượng cao như Starbucks, Seattle’s Best Coffee, Coffee Bean, Rosebud,vvv. Năm 2007 thị trường tiêu thụ cà phê Hàn Quốc ước tính khoảng 1,5 tỷ USD với cà phê uống liền chiếm 95% thị phần, còn lại là cà phê rang xay.

Tình hình nhập khẩu cà phê gần đây của Hàn Quốc: USD

Tên hàng 2005 2006 2007 2008 (1-10 ) Thị trường cung cấp chính
Cà phê chưa rang   129.080.000 143.682.000 174.295.000 203.591.000 Việt Nam, Brazil, Colunbia, Honduras
Cà phê rang      10.079.000      15.427.000      24.897.000      29.031.000      Mỹ, Italy, Nhật, Thuỵ sỹ, Đức
Cà phê uống liền 21.680.00 25.046      26.985.000      35.995.000      Brazil, Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Thuỵ sỹ
Tổng cộng      160.839.000      184.155.000      226.177.000      268.617.000     

Năm 2008 cà phê chưa rang được nhập khẩu chiếm xấp xỉ 80% kim ngạch chủ yếu được nhập từ Việt Nam, Brazil, Columbia, Honduras. Trên 60% cà phê rang được nhập từ Mỹ. Đối thủ cạnh tranh của Mỹ là Italy và các nước EU khác.

Người Hàn Quốc ngày càng ưa dùng cà phê hoà tan vì tiện sử dụng và giá hợp lý hơn so với cà phê hạt tươi. Năm 2008 nhập khẩu cà phê uống liền chiếm xấp xỉ 26% tổng trị giá và Mỹ chiếm trên 30% thị phần. Nhật Bản chiếm 20%, còn lại là các đối thủ khác như Trung Quốc, Brazil, Ai cập.

Do hệ thống bán lẻ cà phê ít tham gia nhập khẩu trực tiếp, phương pháp tốt nhất đối với nhà xuất khẩu mới vào thị trường Hàn Quốc là tìm được một nhà nhập khẩu, một đại lý hay một nhà phân phối có tiềm năng cho sản phẩm xuất khẩu của mình.

2/ Kênh phân phối trên thị trường và sở thích tiêu dùng cà phê:

Người Hàn Quốc có xu hướng thích uống cà phê uống liền tại gia đình và công sở do tính tiện sử dụng của loại cà phê này. Do vậy 95% cà phê bán trên thị trường là cà phê hòa tan uống liền. Năm 2008 cà phê uống liền có trị giá bán trên thị trường Hàn Quốc đạt tới khoảng 1,4 tỷ USD, tăng 10% so với 2007. Maxim và Tester’s Choice là hai nhãn hiệu cà phê đang được ưa dùng và bán mạnh nhất trên thị trường. Cà phê Mix “3 trong 1” gồm có cà phê, đường, creamer cũng ngày càng được dùng phổ biến.

Để đáp ứng sở thích riêng của người tiêu dùng Hàn Quốc và đa dạng hoá sản phẩm cà phê, các nhà sản xuất thường xuyên cải tiến các sản phẩm cà phê uống liền của họ bằng thêm các hương vị mới vào sản phẩm.

Cà phê tách caffein ít được sử dụng tại Hàn Quốc mặc dù lợi ích về sức khoẻ cao hơn. Do vậy nên chỉ có ít nhãn hiệu cà phê tách caffein trên thị trường.

Kênh phân phối: Nhà nhập khẩu/nhà sản xuất – cửa hàng bán lẻ (65% thị phần ) ; quán cà phê, nhà hàng, khách sạn (21%); nhà máy sản xuất thực phẩm (3%); máy bán hàng (11%).

Các cửa hiệu chuyên kinh doanh cà phê mọc lên nhanh chóng trong khoảng 10 năm gần đây với các nhãn hiêu cà phê nổi tiếng như cafe’ Nescafe, Starbucks, Coffeebean & Tealeaf, vvv.

3/ Quy định nhập khẩu:
Thuế nhập khẩu cà phê vào Hàn Quốc khá thấp và không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: cà phê hạt chưa rang = 2%; cà phê rang=8%; cà phê uống liền=8%.

Thuế gia strị gia tăng ( VAT)=10%.

Quy định về ghi nhãn sản phẩm: Theo luật cà phê nhập khẩu vào Hàn Quốc buộc phải có nhãn bằng tiếng Hàn Quốc hoặc miếng nhãn tiếng Hàn thay cho nhãn. Phần nhãn tiếng Hàn gồm các nội dung sau:

- Tên sản phẩm
- Loại sản phẩm
- Công ty sản xuất và địa chỉ
- Ngày tháng năm sản xuất
- Tên, địa chỉ của nhà nhập khẩu và địa chỉ nơi sản phẩm có thể trả lại, đổi.
- Giấy phép kinh doanh của nhà nhập khẩu
- Thời hạn lưu hành
- Thành phần, tỷ lệ thành phần các nguyên liệu
- Các chất dinh dưỡng
- Nước xuất xứ dán nhãn
- Nguyên liệu làm bao bì.

II- Chè
1- Tình hình thị trường:
Tập quán uống chè được nhập vào Hàn Quốc từ Trung Quốc cùng với đạo phật từ lâu đời. Trải qua thời gian, người Hàn Quốc đã áp dụng kiến thức về sức khoẻ để sản xuất nhiều loại chè uống có các thành phần là các thảo dược. Cùng với các nguyên tắc của đạo Khổng, khái niệm “ thức ăn là thuốc” đã trở thành quan niệm vững chắc trong người Hàn và các loại chè thuốc trở thành đồ uống chính.
Nhưng các loại Chè truyền thống của Hàn Quốc khác với chè của Trung Quốc và Nhật Bản, trong đó một số loại được uống lạnh. Đa số loại Chè của Hàn Quốc thực tế không được làm từ lá chè mà chỉ là các loại nước uống làm từ các loại dược liệu.

Với nguồn nước uống thiên nhiên phong phú có vị nước khác nhau của các vùng miền từ các núi, sông, suối, uống chè lạnh truyền thống biểu hiện nét văn hoá riêng của người Hàn Quốc. Từ những năm 1980 xu hướng uống chè xanh được phát triển khi các công trình nghiên cứu y học đã chứng minh lợi ích sức khoẻ của uống chè. Tuy vậy, giá bán chè xanh và chè đen không rẻ trên thị trường. Nguyên nhân để bảo vệ sản xuất chè trong nước, Hàn Quốc áp dụng thuế cao đối với chè nhập khẩu; đồng thời chi phí cao cho trồng chè trong nước. Người Hàn Quốc phổ biến thích uống chè xanh, bởi vậy lượng tiêu thụ chè đen không cao. Chỉ những năm gần đây tình hình tiêu thụ loại chè đen như Lipton mới được cải thiện.

Hầu hết chè được tiêu dùng ở Hàn Quốc ( 71% thị phần ) là chè túi. Chè dạng lá chiếm 23%, còn lại 6% là các loại thực phẩm và đồ uống có chè như một thành phần.

Năm 2005 nhiều sản phẩm nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc bị phát hiện vi phạm Tiêu chuẩn về sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc. Các chất ô nhiểm có hại cho sức khoẻ con người được tìm thấy trong nhiều sản phẩm của Trung Quốc trong đó có chè xanh. Hầu hết chè xanh nhập từ Trung Quốc và tiêu thụ trên thị trường Hàn Quốc được phát hiện có chứa dư lượng chì và Cadmium. Dư lượng thuốc trừ sâu trên lá cao hơn quy định của Hàn Quốc. Bởi vậy nhiều người tiêu dùng Hàn Quốc quan tâm chọn mua chè xanh được trồng và sản xuất trong nước.

2- Triển vọng thị trường chè Hàn Quốc:
Thị trường tiêu dùng chè Hàn Quốc có nhiều khả năng và cơ hội phát triển tốt vì người tiêu dùng ngày càng có nhận thức về sức khoẻ của uống chè. Cạnh tranh bán chè xanh sẽ tăng lên do đang có nhiều công ty tham gia vào kinh doanh chè để đáp ứng nhu cầu đang tăng. Thị phần chè xanh năm 2005 là 41,8%; năm 2006 là 42,4%; năm 2007 là 45%.
Trị giá bán trên thị trường tăng trung bình 20% từ 5 năm qua: Đv : Tỷ Won

2001     2004    2005    2006   2007
130        152     187      250    300
Một số các hàng lớn của Hàn Quốc như LG , Amore Paciffic đang đầu tư trồng và chế biến chè xanh tại Trung Quốc và nhiều nhãn hiệu chè xanh của hai công ty này đang được nhập khẩu và cung cấp qua các kênh phân phối vào Hàn Quốc như các siêu thị, các cửa hàng tiện dụng.
Tình hình nhập khẩu chè gần đây của Hàn Quốc:
Đơn vị: 1000 USD

Tên hàng 2007 2008
Chè xanh các loại 122 47
Chè đen các loại 4.450 2.618

3- Thuế nhập khẩu và quy định:
Thuế nhập Chè xanh, chè đen- đóng gói không quá 3kg = 40%.
Hàn Quốc đòi hỏi chất lượng các loại chè nhập khẩu phải đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, ngoài ra sản phẩm nhập khẩu phải được Cơ quan kiểm dịch thực vật Hàn Quốc cấp chứng nhận đã qua kiểm dịch trước khi được nhập khẩu.

Nguồn: www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn

Quảng cáo sản phẩm