Thủy sản rộng đường sang thị trường Nhật

24/02/2014 08:58 - 610 lượt xem

Nhật Bản đang dần mở rộng thị trường hơn cho các sản phẩmthủy sản Việt Nam. Đầu năm 2014, các nhà chức trách Nhật Bản đã nới lỏng yêu cầuvề chất Ethoxyquin đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam lên 0,2 ppm (mức trước đólà 0,01 ppm), ttạo điều kiện thuận lợi cho nhiều DN thủy sản tăng kim ngạch xuấtkhẩu vào Nhật.

Theo đánh giá của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản ViệtNam (VASEP), liên tục trong nhiều năm qua, Nhật Bản  luôn là thị trường lớnnhất của thủy sản Việt Nam. Riêng năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của ViệtNam vào Nhật đạt 1,15 tỷ USD chiếm 17,1% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Sảnphẩm xuất sang thị trường này chủ yếu là các sản phẩm chế biến từ tôm, cá ngừvà các loại hải sản khác như bạch tuộc, mực…

Trong các tháng đầu năm 2014, tình hình xuất khẩu tôm diễnra thuận lợi vì Nhật Bản đã chính thức nâng mức dư lượng Ethoxyquin trong tômViệt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản lên 0,2 ppm (tăng 20 lần so với mức 0,01 ppmtrước đây). Quyết định trên không chỉ tháo gỡ khó khăn cho hơn 20 DN thủy sảnViệt Nam hiện nằm trong danh sách có lô hàng bị trả về từ các nhà nhập khẩu Nhậtdo có hàm lượng Ethoxyquin vượt mức cho phép mà còn tạo điều kiện cho nhiều DNkhác xuất khẩu tôm vào thị trường này. Với sự nới lỏng hàng rào Ethoxyquin, cộngthêm giá tôm xuất sang Nhật Bản rất cao sẽ tạo tăng giá trị lẫn sản lượng mặthàng xuất khẩu này trong năm 2014.

Bên cạnh đó, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)đang được đàm phán giữa 12 quốc gia, trong đó có Nhật Bản là quốc gia nhập khẩuthủy sản hàng đầu của Việt Nam. TPP tạo ra rất nhiều lợi thế để các nhà xuất khẩuthủy sản Việt Nam vì thuế nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm  Hiện nay, khi thựchiện FTA nhưng các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản vẫnđang phải chịu thuế nhập khẩu cao hơn so với các nhà cung cấp khác. Ví dụ, thuếnhập khẩu đối với cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản khoảng từ 6,4 - 7,2% trongkhi đó Thái Lan và Philippines xuất khẩu sản phẩm này sang thị trường Nhật Bảncó mức thuế 0%.

Ngoài ra, TPP sẽ hỗ trợ các DN thủy sản Việt Nam nhập khẩunguyên liệu để chế biến. Thực tế trong những năm gần đây, do thiếu cá nguyên liệu,các DN thủy sản Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu từ các nước khác. Tuynhiên, họ phải đối mặt với thuế nhập khẩu cao: 15% đối với cá sống và 30% đối vớithủy sản chế biến. Khi TPP có hiệu lực, sẽ giúp các nhà xuất khẩu thủy sản ViệtNam chịu thuế nhập khẩu nguyên liệu cho chế biến và tái xuất khẩu thấp hơn.

Hiện người tiêu dùng Nhật Bản đang chuyển sang tiêu thụ thủysản có giá rẻ hơn, nhưng vẫn rất chú trọng chất lượng cao, độ tươi, có lợi chosức khỏe và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy, điều quan trọng ở thịtrường Nhật mà các DN xuất khẩu phải lưu ý: phải xây dựng lòng tin về chất lượngsản phẩm, uy tín trong thực hiện hợp đồng. Bởi chỉ cần một lần bất tin là DN Việtcó nguy cơ mất đối tác kinh doanh. Còn khi đã tạo được lòng tin, thị trường NhậtBản sẽ mở rộng cơ hội cho DN. Ngoài ra, các DN cần tìm các nhà cung ứng Nhật Bảnbởi chính họ là những nhà phân phối trực tiếp và có uy tín rất cao cho hàng hóacủa Việt Nam tại thị trường này.

Theo dự báo mới nhất của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2014 kim ngạch xuất khẩu thủy sản có thể đạt 6,9 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2012.

 

Nguồn: http://www.baocongthuong.com.vn

 

Quảng cáo sản phẩm