Tiếp tục nhập siêu cực lớn từ Trung Quốc
29/05/2016 12:00
Trong 5 tháng đầu năm 2016, nước ta nhập khẩu từ Trung Quốc 19,2 tỉ đô la Mỹ và xuất khẩu 7,6 tỉ đô la Mỹ.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 5/2016 ước đạt 29,6 tỉ đô la Mỹ.
Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 14,6 tỉ đô la Mỹ, tăng 1,74% so với tháng trước và tăng 7% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu ước tính 15 tỉ đô la Mỹ, tăng 6,6% so với tháng trước và tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Như thế, trong tháng 5 này nước ta ước nhập siêu 400 triệu đô la Mỹ.
Về cơ cấu thị trường hàng hóa xuất khẩu 5 tháng đầu năm nay, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 14,6 tỉ đô la Mỹ, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là thị trường mà nước ta xuất siêu lớn nhất trong 5 tháng đầu năm nay, lên đến 11,4 tỉ đô la Mỹ.
Trong khi đó, Việt Nam nhập siêu rất lớn trong thương mại với Trung Quốc và Hàn Quốc. Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm nay, nước ta nhập khẩu từ Trung Quốc 19,2 tỉ đô la Mỹ và xuất khẩu 7,6 tỉ đô la Mỹ, tức nhập siêu lên đến 11,6 tỉ đô la Mỹ. Trước đó, theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, trong năm 2015, Việt Nam nhập siêu 32,3 tỷ USD từ Trung Quốc, tăng 12,5% so với năm trước và lớn gấp nhiều lần mức nhập siêu chung của toàn nền kinh tế (3,2 tỷ USD). Các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu gồm máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng điện thoại các loại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện.
Nói về nguyên nhân nhập siêu từ Trung Quốc luôn chiếm số lượng lớn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh từng cho biết: "Dù nhập siêu từ thị trường Trung Quốc tăng hơn trong năm 2015 nhưng vấn đề này có thể lý giải được bởi Trung Quốc là thị trường quy mô sản xuất lớn. Sản phẩm của Trung Quốc có sức cạnh tranh cao về giá cả, mẫu mã, phù hợp với thị trường Việt Nam. Thêm nữa, với vị trí địa lý gần gũi, hai nước Việt Nam – Trung Quốc có nhiều cơ hội hợp tác đầu tư, sản xuất, giao thương. Trong đó, thương mại chính là điểm nhấn quan trọng thời gian qua.
Đối với Việt Nam, do nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển mạnh nên nhu cầu nhập khẩu sản phẩm phục vụ sản xuất, từ máy móc công nghiệp đến nguyên phụ liệu rất lớn.
Trong khi đó, công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Do đó, thời gian qua, nhiều ngành công nghiệp nước ta như: Dệt may, giày dép, năng lượng… vẫn phụ thuộc vào nguyên phụ liệu và công nghệ nhập khẩu từ Trung Quốc".
Nhằm giảm dần nhập siêu từ Trung Quốc, thời gian qua, nhiều ngành công nghiệp trong nước đã chủ động nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.
Đơn cử như ngành công nghiệp điện tử, nâng dần tỷ lệ nội địa hóa từ mức không đáng kể trước đây lên khoảng 30 – 40% hiện nay. Ngành công nghiệp dệt may, da giày cũng nâng tỷ lệ nội địa hóa lên khoảng 50 – 60%. Đây là xu thế tất yếu để đón đầu ưu đãi về thuế từ các hiệp định thương mại.
Việt Nam sản xuất, Trung Quốc hưởng lợi
Việc nhập siêu được thể hiện rõ qua chia sẻ của một doanh nghiệp dệt may. Ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Điều hành Công ty VIETGO là đơn vị chuyên tư vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, cho biết đã có nhiều doanh nghiệp từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan… tràn sang Việt Nam, không chỉ hưởng phần nhiều lợi ích trong chuỗi sản xuất dệt may mà còn có ý đồ “thâu tóm”, quản lý chuỗi dệt may của các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam.
Vị này dẫn chứng, một sản phẩm có thương hiệu dệt may, bán trên thị trường là 100 USD nhưng thực chất chi phí sản xuất nhân công… có khi chỉ được thanh toán chưa đầy 2 USD.
Phần hưởng lợi lớn, rơi vào các công ty may của Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và các nhà thầu trung gian…
"Ngành dệt may đang bị “chảy máu”. Dẫn chứng, với kim ngạch xuất khẩu được 2 tỷ USD thì có thể doanh nghiệp được lợi nhuận chỉ là 200 triệu USD. Lẽ ra, các doanh nghiệp có thể được nhiều hơn, nếu biết thay đổi về chất lượng, thì sẽ nâng cao thu nhập lên rất nhiều”, ông Việt nói.
Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 14,6 tỉ đô la Mỹ, tăng 1,74% so với tháng trước và tăng 7% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu ước tính 15 tỉ đô la Mỹ, tăng 6,6% so với tháng trước và tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Như thế, trong tháng 5 này nước ta ước nhập siêu 400 triệu đô la Mỹ.
Về cơ cấu thị trường hàng hóa xuất khẩu 5 tháng đầu năm nay, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 14,6 tỉ đô la Mỹ, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là thị trường mà nước ta xuất siêu lớn nhất trong 5 tháng đầu năm nay, lên đến 11,4 tỉ đô la Mỹ.
Trong khi đó, Việt Nam nhập siêu rất lớn trong thương mại với Trung Quốc và Hàn Quốc. Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm nay, nước ta nhập khẩu từ Trung Quốc 19,2 tỉ đô la Mỹ và xuất khẩu 7,6 tỉ đô la Mỹ, tức nhập siêu lên đến 11,6 tỉ đô la Mỹ. Trước đó, theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, trong năm 2015, Việt Nam nhập siêu 32,3 tỷ USD từ Trung Quốc, tăng 12,5% so với năm trước và lớn gấp nhiều lần mức nhập siêu chung của toàn nền kinh tế (3,2 tỷ USD). Các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu gồm máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng điện thoại các loại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện.
Nói về nguyên nhân nhập siêu từ Trung Quốc luôn chiếm số lượng lớn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh từng cho biết: "Dù nhập siêu từ thị trường Trung Quốc tăng hơn trong năm 2015 nhưng vấn đề này có thể lý giải được bởi Trung Quốc là thị trường quy mô sản xuất lớn. Sản phẩm của Trung Quốc có sức cạnh tranh cao về giá cả, mẫu mã, phù hợp với thị trường Việt Nam. Thêm nữa, với vị trí địa lý gần gũi, hai nước Việt Nam – Trung Quốc có nhiều cơ hội hợp tác đầu tư, sản xuất, giao thương. Trong đó, thương mại chính là điểm nhấn quan trọng thời gian qua.
Đối với Việt Nam, do nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển mạnh nên nhu cầu nhập khẩu sản phẩm phục vụ sản xuất, từ máy móc công nghiệp đến nguyên phụ liệu rất lớn.
Trong khi đó, công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Do đó, thời gian qua, nhiều ngành công nghiệp nước ta như: Dệt may, giày dép, năng lượng… vẫn phụ thuộc vào nguyên phụ liệu và công nghệ nhập khẩu từ Trung Quốc".
Nhằm giảm dần nhập siêu từ Trung Quốc, thời gian qua, nhiều ngành công nghiệp trong nước đã chủ động nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.
Đơn cử như ngành công nghiệp điện tử, nâng dần tỷ lệ nội địa hóa từ mức không đáng kể trước đây lên khoảng 30 – 40% hiện nay. Ngành công nghiệp dệt may, da giày cũng nâng tỷ lệ nội địa hóa lên khoảng 50 – 60%. Đây là xu thế tất yếu để đón đầu ưu đãi về thuế từ các hiệp định thương mại.
Việt Nam sản xuất, Trung Quốc hưởng lợi
Việc nhập siêu được thể hiện rõ qua chia sẻ của một doanh nghiệp dệt may. Ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Điều hành Công ty VIETGO là đơn vị chuyên tư vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, cho biết đã có nhiều doanh nghiệp từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan… tràn sang Việt Nam, không chỉ hưởng phần nhiều lợi ích trong chuỗi sản xuất dệt may mà còn có ý đồ “thâu tóm”, quản lý chuỗi dệt may của các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam.
Vị này dẫn chứng, một sản phẩm có thương hiệu dệt may, bán trên thị trường là 100 USD nhưng thực chất chi phí sản xuất nhân công… có khi chỉ được thanh toán chưa đầy 2 USD.
Phần hưởng lợi lớn, rơi vào các công ty may của Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và các nhà thầu trung gian…
"Ngành dệt may đang bị “chảy máu”. Dẫn chứng, với kim ngạch xuất khẩu được 2 tỷ USD thì có thể doanh nghiệp được lợi nhuận chỉ là 200 triệu USD. Lẽ ra, các doanh nghiệp có thể được nhiều hơn, nếu biết thay đổi về chất lượng, thì sẽ nâng cao thu nhập lên rất nhiều”, ông Việt nói.
Theo baodatviet.vn
Các tin khác
- Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (03/07/2025)
- Mỹ thu hẹp trọng tâm thương mại để đảm bảo các thỏa thuận trước thời hạn áp thuế (02/07/2025)
- Hàn Quốc xoay trục thương mại sang Việt Nam khi thuế quan Mỹ làm lung lay trụ cột xuất khẩu (02/07/2025)
- Dự báo xuất siêu hàng hóa đạt 4 tỷ USD trong nửa đầu năm 2025 (02/07/2025)
- Kim ngạch thương mại Việt Nam- EU tăng 40% nhờ EVFTA (02/07/2025)