Tiếp tục thực hiện cơ chế điều tiết xuất khẩu dệt may 2008
08/08/2008 02:44
Trước việc Mỹ vẫn áp đặt cơ chế giám sát hàng dệt may Việt Namđến hết năm 2008, Thứ trưởng Bộ Công thương Bùi Xuân Khu khẳng định, Bộ sẽ tiếptục thực hiện cơ chế điều tiết xuất khẩu cho doanh nghiệp ngành để kiểm soátlượng và giá cả xuất sang Mỹ.
Làm việc với doanh nghiệp xuất nhập khẩu dệt may phía Namtại TP. HCM chiều qua (5/12), Thứ trưởng Bùi Xuân Khu cho biết, hồi đầu năm,khi Mỹ áp cơ chế giám sát 6 tháng một lần cho dệt may nhập khẩu từ Việt Nam, Bộ(khi đó là Bộ Thương mại) đã lập tổ cơ động giám sát tình hình xuất khẩu củadoanh nghiệp.
Tổ cơ động có nhiệm vụ kiểm tra, quản lý đơn hàng cũng nhưgiá cả xuất khẩu của doanh nghiệp. Nếu năng lực doanh nghiệp kém nhưng đơn hàngquá lớn; hoặc giá trị đơn hàng thấp; tổ giám sát sẽ nhắc nhở, thậm chí chế tàibằng cách công bố trên mạng để phía Mỹ theo dõi.
Về nguyên tắc, những đơn hàng lớn nhưng có giá trị thấp dễtrở thành cơ sở để Mỹ khởi động một vụ kiện bán phá giá đối với hàng dệt mayxuất xứ từ Việt Nam.Thậm chí, Mỹ có thể nghi ngờ đơn giá thấp là do nhà nhập khẩu kê khai giảm đểtrốn thuế. Do đó, Bộ Công thương kêu gọi các doanh nghiệp xuất khẩu ngành cẩntrọng khi nhận đơn hàng, lưu giữ và thống kê chính xác số liệu để phòng trườnghợp phía Mỹ yêu cầu chứng minh.
Bộ Công thương cũng công khai danh sách 16 doanh nghiệp xuấtkhẩu dệt may trong thời gian qua đã nhận những đơn hàng có giá trị thấp. Đó làcác công ty Thuận Thiên, Tân Phú Cường, Kim Đô, Kolam Việt Nam, Việt Vương,Cholimex, Thuận Phương, Việt Phương, Nam Định, Á Châu, Mimi, Wellfat, Nhật Tân,Nhà Bè, Đức Thành, Sông Tiền.
Ước năm nay, kim ngạch dệt may xuất khẩu Việt Nam sẽđạt 7,8 tỷ USD, tăng 31% so với năm ngoái. Dự kiến, năm 2008, dệt may sẽ mangvề lượng ngoại tệ 9,5 tỷ USD. Mỹ, EU và Nhật Bản vẫn là ba thị trường lớn nhấtcủa dệt may Việt Nam.Tuy nhiên, cả ba thị trường, theo phân tích từ Bộ Công thương, đều có nhiều khókhăn cho hàng dệt may Việt Namtrong năm tới.
Cụ thể, Mỹ vẫn áp dụng cơ chế giám sát đến hết năm sau,trong khi vẫn chưa giảm đối tượng giám sát; nên tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hàngViệt. EU dự kiến năm 2008 sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc và áp dụnghệ thống kiểm tra kép theo dõi hàng Trung Quốc vào EU. Do đó cạnh tranh dệt mayViệt Namvới hàng Trung Quốc tại thị trường châu Âu cũng sẽ gay gắt.
Ở Nhật Bản, hàng dệt may Việt Nam đang phải cạnh tranh vớihàng 6 nước ASEAN là Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Bruney vàThái Lan, bằng thuế nhập khẩu. Trong khi thuế suất nhập khẩu hàng Việt vào NhậtBản ở mức 10% thì sản phẩm dệt may của 6 nước kia hưởng 0% thuế nhờ đã đạt thỏathuận thương mại "xuất xứ hai công đoạn" với Nhật Bản.
Để đạt thỏa thuận này, Việt Nam đòi hỏi phải đáp ứng haiđiều kiện là hiện sản xuất tại Việt Nam, Nhật Bản, ASEAN và phải đảm bảo 20%nguyên phụ liệu có nguồn gốc tại Nhật Bản, ASEAN.
Theo ông Bùi Xuân Khu, Việt Nam đang đàm phán hiệp địnhthương mại với Nhật Bản. Hy vọng khi hiệp định ký kết, hàng dệt may Việt Nam sẽnhận nhiều ưu đãi vào thị trường này, trong đó có ưu đãi thuế quan 0%.
Theo Vnexpress
06/12/2007
Nguồn: thongtinthuongmaivietnam
Các tin khác
- Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam (09/05/2025)
- Xuất khẩu chính ngạch ớt, chanh leo sang thị trường Trung Quốc: Cơ hội và thách thức (09/05/2025)
- Tổ yến thô được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp và người nuôi yến (09/05/2025)
- Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam (09/05/2025)
- Thị trường nước ngoài sẽ gia tăng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (09/05/2025)