Tranh cãi xung quanh thoả thuận giữa SSA với Thái Lan về việc xoá bỏ thuế chống bán phá giá tôm
18/01/2010 12:00
Các nhà chế biến tôm Mỹ đang phản đối mạnh mẽ việc loại bỏ thuế chống bán phá giá đối với tôm nhập khẩu từ Thái Lan. Tuy nhiên, những thắc mắc mà ngư dân tôm Mỹ đưa ra đối với vấn đề này vẫn chưa có câu trả lời bởi chính những tranh cãi mang nhiều xung đột đã gây ra nhiều hiểu lầm ngay từ phía họ.
Hiệp hội Các nhà chế biến tôm Mỹ đã đưa ra bản tuyên bố vào tuần trước khẳng định yêu cầu bác bỏ việc xoá bỏ thuế CBPG tôm Thái Lan và kết tội Liên minh Tôm miền Nam (SSA) (gồm 8 bang sản xuất tôm chính đã đấu tranh để có được thuế này) rằng “họ đã bán ngành tôm Mỹ cho Thái Lan để lấy tiền một cách nhanh chóng”.
Liên minh này vẫn cho rằng sự thoả thuận sẽ mang lại nhiều lợi ích tốt nhất cho ngành. Thuế CBPG áp cho Thái Lan và cho vài nước khác dự kiến sẽ đuợc Bộ Thương mại Mỹ xem xét và có thể được loại bỏ.
Tuy nhiên các nhà chế biến muốn giữ nguyên thuế CBPG đối với tôm Thái Lan.
“Thị trường của chúng tôi đang trong tình trạng vô cùng tồi tệ do các hoạt động thương mại không công bằng vẫn diễn ra” – David Veal, Giám đốc Hiệp hội Các nhà chế biến tôm Mỹ nói. “Loại bỏ yêu cầu áp thuế CBPG đối với tôm Thái Lan sẽ gây tổn thất hơn nữa cho thị trường của chúng tôi, đặc biệt là vào thời điểm các nhà khai thác và chế biến tôm nội địa đang đấu tranh giành lại thị phần và mức giá bán hợp lý”. “Quan trọng hơn cả là mọi người trong ngành tôm đều cam kết cho sự tồn tại lâu dài và từ chối bán chính mình để lấy cái lợi trước mắt”.
Trong khi đó, chủ tịch SSA John Williams xác nhận rằng, thoả thuận này dự kiến sẽ có giá khoảng 100 triệu USD. Kế hoạch của SSA là sẽ phân bổ khoản tiền này cho ngư dân tôm, các nhà chế biến nội địa, và chi trả cho những chi phí hành chính, phí luật sư. Theo SSA, việc phân bổ tiền thu được từ thuế CBPG cho các nhà chế biến chưa bao giờ công bằng. Một số người nhận được hàng trăm triệu USD trong khi số khác thì không.
Các nhà chế biến thì phản bác lại rằng họ không làm ra luật mà là Bộ Thương mại. Sự phân chia của họ là hoàn toàn chính xác. Ngoài ra, các nhà chế biến còn dự định sẽ vận động hành lang để tiền thu đuợc từ thuế CBPG sẽ được chuyển từ từ cho ngành để hỗ trợ phát triển tôm khai thác của Mỹ. (Daily Comet – BNT)
Các tin khác
- Bộ Công Thương dự thảo siết chặt nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà (14/05/2025)
- Quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (14/05/2025)
- Cá rô phi bước vào thị trường thịt trắng toàn cầu (14/05/2025)
- Australia vừa công nhận quả bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để nhập khẩu (14/05/2025)
- Bước ngoặt thương mại Mỹ - Trung: Không bên nào muốn 'tách rời' (14/05/2025)