Triển vọng hợp tác toàn diện Việt Nam- Braxin

21/05/2009 11:16 - 991 lượt xem

Mới đây, TS. Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Đồng Chủ tịch Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam – Braxin về Hợp tác Kinh tế, Thương mại, Văn hóa và Khoa học Kỹ thuật đã dẫn đầu Đoàn Việt Nam đi tham dự Phiên họp đầu tiên của Uỷ Ban Hỗn hợp Liên Chính phủ Việt Nam- Braxin.

Trong thời gian hoạt động tại thủ đô Brasilia, Đoàn đã có các buổi làm việc với các Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Phát triển, Công nghiệp và Ngoại thương, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, với đại diện các Bộ, ngành hữu quan nước Bạn. Trước khi kết thúc Phiên họp, hai bên đã ký kết Biên bản Kỳ họp đánh đấu mốc phát triển mới trong quan hệ hơp tác toàn diện giữa hai nước.

Tham dự Phiên họp Uỷ Ban Hỗn hợp Liên Chính phủ, phía Việt Nam có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, đại diện các Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Thị trường Châu Mỹ,Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ Năng lượng của Bộ Công Thương, đại diện Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Đại sứ Việt Nam và các Tham tán chính trị, thương mại Việt Nam tại Braxin, đại điện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng tham dự Phiên họp.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Braxin Roberto Jaguaribe, Đồng Chủ tịch Phân ban đã dẫn đầu phái đoàn Braxin cùng đông đảo đại diện các Bộ ngành hữu quan nước Bạn tham gia Phiên họp.

Trong thời gian làm việc, hai bên đã trao đổi thông tin về thành tựu phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước cũng như các giải pháp mà Chính phủ mỗi nước đề ra cho các bộ, ngành và mỗi địa phương cả nước nhằm quyết tâm đạt được mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra. Các đại biểu hai nước vui mừng nhận thấy các chính sách đồng bộ đã tích cực phát huy tác dụng khắc phục hậu quả tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Hai bên hài lòng nhận thấy quan hệ chính trị giữa hai nước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua thông qua các cuộc thăm chính thức của các Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và các Bộ ngành đã tạo điều kiện cho quan hệ song phương phát triển toàn diện. Để kỷ niệm mốc 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, vào tháng 10/2009, một số hoạt động sẽ được tổ chức như “ Tuần lễ văn hoá Việt Nam ở Braxin” và ” Tuần lễ văn hoá Braxin ở Việt Nam ”.

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1989, hai nước đã có nhiều chuyến thăm hữu nghị ở cấp cao. Chuyến thăm Braxin của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh năm 2007 và chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva năm 2008 và nhiều lãnh đạo cấp cao đã thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế, đầu tư và thương mại.

Trong quan hệ thương mại hai nước, phía Bạn nhấn mạnh kể từ khi nguyên Chủ Tịch nước Trần Đức Lương thăm Braxin vào năm 2004 đến năm nay, tổng kim ngạch hai chiều đã tăng 799,8 % (58,9 triệu USD năm 2004/ 530 triệu USD năm 2008). Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy tổng mức kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của hai nước. Hai bên mong muốn cùng nhau tăng cường trao đổi hơn nữa các đoàn doanh nghiệp. Phía Braxin mong muốn đông đảo các tập đoàn doanh nhiệp Việt Nam sẽ tích cực tham gia, tháp tùng chuyến thăm chính thức của Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam dự kiến thăm Braxin trong năm 2009 nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại đầu tư lên tầm cao mới.

Đến nay, với sự nỗ lực của các bộ ngành, hai bên đã ký kết và đang tổ chức triển khai được một số Thoả thuận hợp tác lĩnh vực Etanol, Hợp tác về khoa học công nghệ, Hợp tác về lao động, xã hội và chống nghèo đói, Hợp tác về Văn hoá, Thể thao Du lịch, Hợp tác về Y tế. Một số Thoả thuận đang tiến hành xây dựng và đàm phán gồm Hiệp định khung về Hợp tác Kỹ thuật (lĩnh vực thương mại và thuế quan); Thoả thuận Hợp tác trong lĩnh vực Nông nghiệp, Thoả thuận hợp tác về giáo dục.

Phiên họp Uỷ ban Hỗn hợp cũng đề cập tới một số biện pháp nhằm tăng cường quan hệ đầu tư và thương mại như hàng không, xây dựng, sản xuất hàng gia dụng, công nghiệp thực phẩm, điện gia dụng, thiết bị điện điện tử và tin học, công nghiệp giấy, thuỷ sản, hoá chất, thiết bị và sản phẩm y tế, dược liệu, dệt may và viễn thông, năng lượng... Phía Braxin đã đảm bảo sớm hoàn thiện các thủ tục để công nhận quy chế nền kinh tế thị trường của Việt Nam và giới thiệu tầm quan trọng của Vòng Đàm phán Sao Paulo về Hệ thống Chung Tối huệ quốc trong số các nước đang phát triển (GSD). Ngoài ra, hai bên nhất trí lựa chọn một số lĩnh vực khác để thiết lập quan hệ hợp tác gồm quốc phòng, năng lượng, môi trường, lao động, du lịch. Phiên họp lần thứ hai được thống nhất tổ chức vào năm 2011 tại Việt Nam.

Các hoạt động của Đoàn trong khuôn khổ tham dự Phiên họp lần thứ nhất Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Braxin về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa và khoa học kỹ thuật đã diễn ra trong bầu không khí hữu nghị hợp tác và hiểu biết lẫn nhau. Bạn giành cho ta tình cảm chân thành và sự ngưỡng mộ về những thành tựu to lớn của nhân dân ta trong công cuộc đấu tranh vì độc lập tự do và sự nghiệp phát triển kinh tế bền vững ngày nay, đưa đất nước ta ngày càng có vị thế cao hơn trên trường quốc tế, tham gia ngày càng hiệu quả vào tiến trình hội nhập và hợp tác quốc tế.

Một số thông tin về Braxin để tham khảo:

Tình hình kinh tế xã hội Braxin

Braxin là quốc gia ở nam Mỹ rộng trên 8,5 triệu km2, giàu tài nguyên khoáng sản, dân số hơn 185 triệu người với nền văn hoá đa dạng. Braxin có quy mô kinh tế lớn nhất và nền công nghiệp phát triển nhất ở Mỹ La tinh, thu nhập tổng sản phẩm quốc nội GDP hơn 1,6 ngàn tỷ USD/năm 2008, đứng thứ 10 trên thế giới.
Biểu đồ :

Cơ cấu kinh tế GDP dịch chuyển nhanh sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ: nông nghiệp chiếm 8%, công nghiệp chiếm 38%, dịch vụ chiếm 54%. Tổng sản phẩm thu nhập quốc nội năm 2008 dự kiến đạt 1.631,2 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người đạt 6.819 USD/ người/ năm. Xuất khẩu (FOB) đạt 197,4 tû USD, t¨ng 23,2 % so víi n¨m 2007. Nhập khẩu (CIF) đạt 173,1 tû USD, t¨ng 43,5 % so víi n¨m 2007. Về cán cân thương mại, xuất siêu 24,7 tû USD, gi¶m 38,2 % so víi l¬îng xuÊt siªu cña n¨m 2007 (40 tû USD). Dự trữ ngoại tệ đến cuối năm 2008 đạt 206 tỷ USD. Chỉ số phát triển con người HDI năm 2007 đạt 0,800, xếp thứ 70.

Ngành Công nghiệp chủ đạo:

Braxin có nền công nghiệp phát triển nhất Mỹ La tinh. Sản lượng công nghiệp chiếm một phần ba tổng thu nhập quốc nội GDP. Sản phẩm chủ yếu gồm máy bay, ô tô và phụ tùng, máy móc và thiết bị, sắt, thép, thiếc, mía đường và cồn nhiên liệu sinh học etanol, đồ điện gia dụng, giấy, dược phẩm, dệt may, giầy dép, hoá chất, xi măng, da nguyên phụ liệu da, giày. Với nền kinh tế phát triển ổn định nhờ Kế hoạch Real, các công ty Braxin và các công ty đa quốc gia đầu tư mạnh vào công nghệ và thiết bị mới, một phần lớn trong số đó được nhập khẩu từ các công ty Bắc Mỹ. Năm 2008 Braxin được tổ chức quốc tế S & P công nhận là “Nước đạt cấp độ đầu tư” ổn định, ít rủi ro.

Biểu đồ Tăng trưởng GDP qua các năm:

Các sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu chủ đạo:

Một số sản phẩm nông nghiệp chính của Braxin bao gồm: Cà phê (sản lượng 45 triệu bao/năm, bằng ½ sản lượng thế giới, đứng đầu thế giới); mía đường (đứng đầu thế giới), đậu nành, hạt điều, ca cao, gạo, ngô, bông, cao su, thuốc lá, nước hoa quả, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt cừu (là một trong bốn nước đứng đầu thế giới về chăn nuôi), nguyên liệu da, giày…

Nhờ những thành tựu về kinh tế- xã hội và chính sách hội nhập tích cực, Braxin ngày càng đóng vai trò nổi trội trong các tổ chức của Liên Hiệp Quốc, là một trong những trụ cột của khối các nước đang phát triển và nhóm 4 nước BRIC (Braxin-Nga- Ấn Độ- Trung Quốc).

Chính phủ định hướng chính sách quan hệ quốc tế đa phương, hữu nghị, ưu tiên hợp tác với các nước khối Thị trường Nam Mỹ và khu vực Mĩ La tinh, chú trọng quan hệ kinh tế với các nước bắc Mỹ và Cộng đồng Châu Âu, phát triển quan hệ với các nước châu Á- Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam.

Nền nông nghiệp, khai mỏ, chế tạo và lĩnh vực dịch vụ đạt trình độ phát triển cao. GDP của Braxin (tính theo sức mua tương đương PPP) vượt xa nhiều quốc gia Mỹ Latinh khác, là nền kinh tế chủ chốt của khối Mercosur. Các sản phẩm xuất khẩu chính gồm máy bay, cà phê, ô tô, xe máy, đậu nành, quặng sắt, nước cam, thép, dệt may, giày dép và thiết bị điện tử. Đa số các ngành công nghiệp lớn nằm ở phía Nam và phía Đông Nam. Đông Bắc là vùng còn khó khăn hơn, nhưng hiện đang thu hút nhiều đầu tư nước ngoài. Chính phủ hiện nay đã có biện pháp thắt chặt chi tiêu ngân sách, có chế tài kiểm soát tài chính, tín dụng. Số lượng tiền vay nợ tín dụng bất động sản ở ngân hàng chỉ tương ứng 4% GDP. Tổng mức nợ tín dụng toàn xã hội tương đương 37 % GDP. Số nợ nước ngoài giảm xuống dưới 10% GDP. Chính phủ đã thành công trong kìm chế lạm phát ở mức thấp ngang với mức lạm phát ở các nước công nghiệp phát triển. Môi trường pháp lí, thể chế ổn định, hoàn chỉnh, đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI tăng nhanh. Dự trữ quốc gia bằng ngoại tệ tính tới tháng 4/2009 đạt 200 tỷ USD.

Quan hệ thương mại Việt Nam – Braxin

Theo số liệu thống kê của Hải quan và Bộ Phát triển Công nghiệp- Ngoại thương Braxin, năm 2008 tổng kim ngạch hai chiều đạt 534,5 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Braxin tăng 98% so với năm 2007. Tuy khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Braxin đã tăng dần nhưng thị phần của ta còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với các nước khác trong khu vực.

Biểu đồ: Kim ngạch thương mại của Việt Nam với Braxin năm 2000-2008 (Đơn vị: Triệu USD)


Quan hệ thương mại Việt Nam và Braxin cuối quý I/2009 đã có bước tiến khả quan. Trong tháng 3/2009, xuất khẩu của Việt Nam sang Braxin đạt 15,45 triệu USD, tăng 2,1 % so với tháng hai, tăng 77,04 % so với cùng kỳ tháng ba năm trước. Kim ngạch nhập khẩu từ Braxin đạt 23,18 triệu USD, tăng 39,53 % so với tháng hai, giảm 4,6 % so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch hai chiều tháng 3/2009 đạt 38,64 triệu USD, tăng 21,7 % so với tháng hai, tăng 16,9 % so với cùng kỳ năm trước.

Tổng kim ngạch hai chiều Việt Nam- Braxin quý I/2009 đạt 118,6 triệu USD, tăng 13,0 % so với cùng kỳ năm trước (104,9 triệu USD). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của ta đạt 46,97 triệu USD, tăng 28,4 % so với cùng kỳ năm trước; Kim ngạch nhập khẩu từ Braxin đạt 71,71 triệu USD, tăng 4,42 % so với cùng kỳ năm trước (68,5 triệu USD).

Biểu đồ : Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Braxin năm 2008


Phân tích cơ cấu xuất khẩu của ta sang thị trường Braxin trong năm 2008 thấy tỷ trọng nhóm hàng cơ khí, máy móc, điện tử, tin học đã vươn lên vị trí thứ nhất, đạt kim ngạch 75,8tr USD, chiếm 37,51 % tỷ trọng hàng hoá Việt Nam xuất sang Braxin, tăng 367,26 % so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là mặt hàng giày dép giữ vị trí thứ hai, đạt kim ngạch xuất khẩu 47,65 triệu USD, chiếm tỷ trọng 23,82 % (tăng 59,0 % so với năm 2007). Đứng thứ ba là than đá đạt kim ngạch xuất khẩu 15,58 triệu USD, giảm 23,16 % so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 7,79%. Tiếp theo là cao su và dệt may (mỗi loại đạt trên 13 triệu USD). Tuy đã tăng lên 0,12% so với 0,9 % năm 2007 song thị phần kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Braxin được đánh giá là còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Riêng xuất khẩu giày dép của ta sang Braxin chiếm thị phần 15,3 % tổng hàng giày dép có xuất xứ từ các nước vào Braxin.

Việt Nam nhập khẩu từ Braxin chủ yếu là nguyên vật liệu như bột đậu nành, thức ăn gia súc, nguyên phụ liệu da giày, bông, bột giấy, phôi thép, sắt thép tấm để phục vụ sản xuất và gia công hàng hàng xuất khẩu. Vừa qua, Braxin đã xét duyệt cho 60 doanh nghiệp sản xuất và chế biến thuỷ sản của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sang nước bạn, mở thêm cơ hội cho hàng thuỷ sản của ta, đặc biệt là cá tra, basa từng bước thâm nhập thị trường rộng lơn với 190 triệu dân rất ưa chuộng thuỷ sản.

Tình hình Đầu tư

Năm 2006, tổng các nguồn vốn đầu tư chung vào các ngành kinh tế - xã hội chiếm 20,5 % GDP. Trong đó, riêng vốn đầu tư của Chính phủ Liên bang và các tiểu Bang đạt 76,8 tỷ USD (chiếm 3,3 % GDP). Năm 2007, tổng các nguồn vốn đầu tư chung vào các ngành kinh tế - xã hội chiếm 20,5 % GDP, trong đó riêng vốn đầu tư của Chính phủ Liên bang và các tiểu Bang đạt 76,8 tỷ USD (chiếm 3,3 % GDP).

Mức đầu tư chung của xã hội năm 2007 đạt tăng trưởng 13,4% so với cùng kỳ, riêng quý I/2008 đạt tăng trưởng 18,5% cùng kỳ. Tuy vậy, dự kiến cả năm 2008 sẽ tăng khoảng 11 – 14%. Lĩnh vực đầu tư được chú trọng có mức tăng nhanh là máy móc, thiết bị, xây dựng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế. Vừa qua, Braxin được Tổ chức S & P xếp loại “Nước đầu tư an toàn”. Tỷ giá quy đổi thả nổi và chính sách làm tăng giá đồng bản địa Real đã ảnh hưởng đến xuất khẩu và giảm bớt sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của Braxin.

Biểu đồ Xu thế phát triển mức đầu tư trong tổng số GDP từ 1997 đến 2007

Tình hình Đầu tư nước ngoài vào Braxin

Braxin có thế mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, có vị trí chiến lược, là cửa ngõ thị trường của Nam Mỹ. Tăng trưởng kinh tế của Braxin bền vững, khả năng đổi mới và có nền công nghệ, cơ sở hạ tầng khá tốt, hiệu quả đầu tư đảm bảo, nguồn nhân lực chất lượng và nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có.

Braxin có nền kinh tế thị trường phát triển khá đầy đủ, sớm có chính sách cải cách, mở cửa kinh tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Luật Vốn đầu tư nước ngoài tạo khung pháp lý đảm bảo cho nhà đầu tư an tâm đưa vốn, công nghệ, được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nhà đầu tư được tự do tái xuất ngoại tệ bằng tổng số vốn đầu tư ban đầu đã đưa vào Braxin. Số ngoại tệ còn lại được coi là lợi nhuận thu được cũng được phép đưa ra nước ngoài sau khi nộp thuế 15%. Công dân nước ngoài hay doanh nghiệp nước ngoài được phép mua bất động sản ở ngoài phạm vi ven biển, biên giới, khu an ninh quốc gia. Các nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư và hồ sơ khả thi còn được ưu tiên vay tín dụng đầu tư với lãi suất ưu đãi.

Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Braxin (APEX) là cơ quan điều phối chính sách về xúc tiến thương mại của Chính phủ Braxin, kết hợp lĩnh vực xúc tiến xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Cơ quan có 5 văn phòng đại diện ở nước ngoài tại Miami, Lisbon, Frankfurt, Varsovi và Dubai. Ngoài ra, ở một số cơ quan Bộ, ngành khác cũng có những đơn vị chuyên thực hiện quản lý, theo dõi đầu tư như Bộ Kế hoạch, Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương.


Môi trường đầu tư

Để được xét, cấp phép đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài vào cần có hồ sư dự án đầu tư, nêu rõ lý lịch chủ đầu tư, của cơ quan đầu tư, vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, trình độ công nghệ sử dụng lao động, đầu vào sản xuất và quy mô, chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ, vị trí và địa điểm đầu tư, thời hạn đầu tư và chu chuyển vốn, tác động đến môi trường và kết quả đối với kinh tế xã hội. Hoạt động đầu tư nước ngoài vào lãnh thổ Braxin phải đặt dưới sự quản lý và giám sát của Nhà nước thông qua một số cơ quan đầu mối như Ngân hàng Trung ương và sự phối hợp của các Cơ quan chuyên môn khác thuộc Bộ Kế hoạch, Bộ Tài chính và Bộ Môi trường. Công dân nước ngoài hay doanh nghiệp nước ngoài được phép mua bất động sản ở ngoài phạm vi ven biển, biên giới, khu an ninh quốc gia.

Mọi công dân khi xuất, nhập cảnh phải khai báo Hải quan số tiền đem theo từ 10 ngàn Real trở lên tương đương với 6,6 ngàn USD. Để chống rửa tiền, các ngân hàng không được phép kinh doanh thu đổi ngoại tệ nếu không được cấp giấy phép chuyên biệt của Nhà nước về lĩnh vực giao dịch kinh doanh ngoại tệ và giấy phép kinh doanh thu đổi ngoại tệ. Các ngân hàng không được phép nhập vào tài khoản tiền bản địa đã được mở, hay mua bán, thu đổi ngoại tệ do các cá nhân, tổ chức trực tiếp đem tiền mặt vào ngân hàng nếu không có giấy phép, chứng minh nguồn gốc hợp pháp hay từ đâu chuyển đến. Năm 2008 Braxin được Tổ chức S & P xếp loại là “Nước đầu tư an toàn”.

Năm 2006 đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Braxin đạt trên 17 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2005 (15,2 tỷ). Tính từ tháng 8/2006 đến hết tháng 8/2007, mức đầu tư FDI đạt 35,11 tỷ USD. Từ năm 1996-2000 đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Braxin tăng nhanh, đạt 103 tỷ USD. Thời kỳ từ 1998 đến 2000, mỗi ngày thu hút 70 triệu USD đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các nước có đầu tư nhiều vào Braxin là Mỹ, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp.

Cả năm 2007 đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Braxin đạt 32,0 tỷ USD. Năm 2008, đầu tư nước ngoài vào Braxin đạt 45,06 tỷ USD. Ước năm 2009 chỉ đạt 30 tỷ USD do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Đầu tư của Braxin ra nước ngoài

Từ năm 1990 đến tháng 6/2007, Braxin đã đầu tư ra nước ngoài 31,2 tỷ USD, đứng thứ hai sau Singapore (36 tỷ USD) và là nước có nhiều đầu tư nhất trong số các nước đang phát triển có đầu tư ra nước ngoài. Đầu tư ra nước ngoài chủ yếu tập trung ở các nước trong khu vực Nam Mỹ. Ngoài ra, dòng đầu tư có xu hướng tăng nhanh sang các nước Bắc Mỹ, EU, châu Á và châu Phi. Khu vực tư nhân, các tập đoàn kinh tế đưa vốn đầu tư ra nước ngoài chiếm tỷ trọng chủ yếu. Các ngành đầu tư ra nước ngoài tập trung chủ yếu vào năng lượng, thuỷ điện, dầu khí, công nghiệp máy bay (ở Trung Quốc), giao thông, xây dựng, công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng như điện gia dụng, dệt may, da giày, hoá chất, và các chuyển giao công nghệ năng lượng sinh học, hình thức chuyển giao bản quyền và cùng đầu tư, thuê sản xuất gia công theo các thương hiệu đang được các doanh nghiệp Braxin quan tâm... Hiện nay, về cơ bản Braxin vẫn dựa trên cơ sở Luật Vốn Đầu tư Nước ngoài số No.4.131 ngày 3/9/1962.

Nguồn: Báo công thương điện tử

 

Quảng cáo sản phẩm