Trở lực trong quá trình hội nhập kinh tế của VN
24/10/2014 12:00
Tại hội thảo khoahọc Kinh tế Việt Nam đến năm 2025: Cơ hội và thách thức, đã có nhiều ý kiến chorằng rào cản lớn nhất của Việt Nam hiện nay vẫn là chính sách.
Với mục tiêu thiếtlập thương mại tự do cho các nước trong khu vực, Việt Nam đã tham gia đàm phánđối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, nếu đàm phán thành công sẽ đem lại cơ hội rấtlớn cho Việt Nam trong việc kết nối nền kinh tế của mình với các quốc gia trênthế giới.
Tuy nhiên thách thứcđối với Việt Nam sẽ rất lớn chẳng hạn như nâng cao chất lượng lao động theotiêu chuẩn của các nước thành viên, thực hiện cam kết về sở hữu trí tuệ hay mởcửa nền kinh tế một cách toàn diện hơn. Tất cả những điều này đều có nguy cơgây sức ép lớn đến các doanh nghiệp trong nước cũng như nền kinh tế của chúngta hiện nay.
Bà Phạm Chi Lan -Chuyên gia kinh tế cho biết: "Con đường phát triển thời gian tới hoàn toànkhông hề dễ dàng, không phải là cứ thuận lợi cứ thế mà đi lên được mà nó có rấtnhiều cái chúng ta phải vượt qua và dự báo khá là ảm đạm về khả năng tăng trưởngtrong thời gian tới, tất cả những chuyện như năng xuất lao động cũng không cócơ hội tăng, chuyển dịch cơ cấu cũng không có cơ hội nhiều, rồi năng xuất sử dụngvốn vv…tất cả những chỉ tiêu về mặt hiệu quả cho thấy chúng ta đang khó kể cả đếnnăm 2025 cũng vẫn còn là thách thức rất nặng nề."
PGS-TS Đỗ VănThành, phó giám đốc Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội – Bộ Kế hoạchvà đầu tư cho biết: "Ở đây chúng ta phải xem xét về dài hạn hay ngắn hạn,về dài hạn thì chúng ta phân tích trên 5 khía cạnh đó là tỷ lệ sử dụng năng lựcsản xuất, mức sử dụng vốn, năng suất lao động, năng suất vốn rồi năng suất sảnxuất đều ở trong trạng thái suy giảm đấy là một cái thách thức của chúng ta vàđằng sau đó là quản trị nhà nước, quản trị nhà nước cần phải tăng cường vì quảntrị nhà nước thiếu hiệu quả."
Bên cạnh việc phảiduy trì hàng rào về thuế quan ở nhiều lĩnh vực thì Việt Nam cũng đang gặp phảikhó khăn trong việc điều chỉnh chính sách, bởi mỗi lần thay đổi chính sách đòihỏi khá nhiều thời gian, một phần là do sự trì trệ cố hữu của bộ máy Nhà nước,một phần là do các chính sách đó đang bảo hộ cho sức cạnh tranh của các doanhnghiệp trong nước cũng như bảo hộ cho một số các ngành công nghiệp khác.
Ông Nguyễn ChíDũng –Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết: "Các cơ chế chính sách hiệnnay của chúng ta mới chỉ dừng lại ở mức chắp vá chứ không mang tính chủ động,chính sách của chúng ta hiện nay quá nhiều nhưng lại không có nguồn lực để làm,vì vậy không tập trung và khi không tập trung, không làm đầy đủ thì lại khônghiệu quả. Trong thời gian tới cơ hội của chúng ta sẽ mở ra rất nhiều, mọi ngườinói nhiều về TPP, nói nhiều về hội nhập, mặt trái của nó cũng rất nhiều, chúngta phải nghiên cứu một cách toàn diện đầy đủ chứ không chỉ nói về mặt thuận lợi,không phải trong cuộc chơi chung mà mình ta có lợi còn người ta thì không có lợi,nếu chúng ta không chủ động, có khi lại là điều bất lợi đối với chúng ta mà nếuchúng ta tận dụng tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho đất nước."
Việc Việt Nam thamgia vào các hiệp định thương mại song phương và đa phương sẽ mở ra nhiều cơ hộilớn để tăng cường trao đổi thương mại với các quốc gia khác cũng như nắm bắt đượcnhững cơ hội củng cố năng lực cạnh tranh, đồng thời cải thiện những điểm yếuđang còn kìm hãm sự pháttriển kinh tế nước nhà, chính vì vậy mà Chính phủ cần có những chính sách cụ thểhơn để đưa những giải pháp từ trên giấy tờ vào thực tế.
Nguồn: ANTV
Các tin khác
- Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (05/07/2025)
- Vương quốc Anh thông báo kết luận rà soát biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm thép nhập khẩu (04/07/2025)
- Hiểu thế nào về mức thuế đối ứng 20% Mỹ áp cho Việt Nam? (04/07/2025)
- Chờ lối đi ‘sắc bén’ hơn cho xuất khẩu trước thỏa thuận thuế quan mới (04/07/2025)
- Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản chậm lại, đối mặt nhiều rủi ro từ chính sách thuế của Hoa Kỳ (04/07/2025)