Trung Quốc lập lại Văn phòng đại diện đàm phán thương mại quốc tế
20/08/2010 12:00
Bộ Thương mại Trung Quốc đã tái thiết lập Văn phòng đại diện đàm phán thương mại quốc tế do Thứ trưởng Bộ Thương mại Cao Hổ Thành làm Đại diện đàm phán thương mại quốc tế.
Bộ Thương mại cho biết Trung Quốc lập lại Văn phòng đại diện đàm phán thương mại quốc tế để đối phó với các vòng tranh chấp thương mại quốc tế mới và thúc đẩy thương mại song phương giữa Trung Quốc với các nước và khu vực khác.
Nhà nghiên cứu Mai Tân Dục của Viện nghiên cứu kinh tế và thương mại quốc tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, cho biết việc lập lại Văn phòng đại diện đàm phán thương mại quốc tế không phải để đáp ứng một sự kiện nhất thời mà mang tính lâu dài.
Năm 2005, Trung Quốc đã thiết lập Văn phòng đại diện đàm phán thương mại quốc tế. Cơ quan này phát huy tác dụng trong đàm phán thương mại về hàng dệt may giữa Trung Quốc – Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc – Mỹ nhưng đến cuối năm 2007 thì ngưng hoạt động.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc trích lời các nhà phân tích cho biết việc lập lại Văn phòng đại diện đàm phán thương mại quốc tế là cần thiết để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp Trung Quốc đang kinh doanh và đầu tư ở nước ngoài.
Năm ngoái, Trung Quốc xảy ra hơn 100 trường hợp tranh chấp thương mại, số tiền liên quan khoảng 12 tỉ đô la Mỹ.
Bộ Thương mại cho biết Trung Quốc lập lại Văn phòng đại diện đàm phán thương mại quốc tế để đối phó với các vòng tranh chấp thương mại quốc tế mới và thúc đẩy thương mại song phương giữa Trung Quốc với các nước và khu vực khác.
Nhà nghiên cứu Mai Tân Dục của Viện nghiên cứu kinh tế và thương mại quốc tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, cho biết việc lập lại Văn phòng đại diện đàm phán thương mại quốc tế không phải để đáp ứng một sự kiện nhất thời mà mang tính lâu dài.
Năm 2005, Trung Quốc đã thiết lập Văn phòng đại diện đàm phán thương mại quốc tế. Cơ quan này phát huy tác dụng trong đàm phán thương mại về hàng dệt may giữa Trung Quốc – Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc – Mỹ nhưng đến cuối năm 2007 thì ngưng hoạt động.
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc trích lời các nhà phân tích cho biết việc lập lại Văn phòng đại diện đàm phán thương mại quốc tế là cần thiết để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp Trung Quốc đang kinh doanh và đầu tư ở nước ngoài.
Năm ngoái, Trung Quốc xảy ra hơn 100 trường hợp tranh chấp thương mại, số tiền liên quan khoảng 12 tỉ đô la Mỹ.
Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn
Các tin khác
- Cục PVTM ban hành Bản câu hỏi điều tra dành cho NSX/XK nước ngoài trong vụ việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp CBPG và CTC đối với sản phẩm đường từ Thái Lan (30/06/2025)
- Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm bê tông cốt thép nhập khẩu từ Việt Nam (30/06/2025)
- Hoa Kỳ ban hành Kết luận cuối cùng trong cuộc rà soát hành chính thuế CBPG lần thứ 20 đối với cá tra - basa phi lê đông lạnh Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ (26/06/2025)
- Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá/chống trợ cấp với gỗ dán cứng và trang trí nhập khẩu từ Việt Nam (20/06/2025)
- Ấn Độ điều tra chống bán phá giá đối với hóa chất mono ethylene glycol nhập khẩu từ Cô-oét, Ả-rập Xê-út và Xinh-ga-po (18/06/2025)