Ủy Ban Châu Âu đề xuất hiện đại hóa các công cụ phòng vệ thương mại của EU

18/04/2013 12:00 - 582 lượt xem

Đứng trước nhữngthách thức hiện hiện tại mà nền kinh tế Châu Âu phải đối mặt Ủy Ban Châu Âu hômnay đưa ra một bản đề xuất với mục tiêu điều chỉnh các nguyên tắc của EU đểgiải quyết vấn đề cạnh tranh không lành mạnh từ các sản phẩm nhập khẩu bị bánphá giá và trợ cấp.

Đứng trước những thách thức hiện hiện tại mà nền kinh tếChâu Âu phải đối mặt Ủy Ban Châu Âu hôm nay đưa ra một bản đề xuất với mục tiêuđiều chỉnh các nguyên tắc của EU để giải quyết vấn đề cạnh tranh không lànhmạnh từ các sản phẩm nhập khẩu bị bán phá giá và trợ cấp.

Những thay đổi theo đề xuất sẽ có thể khiến hệ thống phòngvệ thương mại của EU hoạt động tốt hơn đối với tất cả các bên liên quan bao gồmcả các nhà sản xuất và nhập khẩu của EU. Các công cụ chống bán phá giá và chốngtrợ cấp sẽ hiệu quả hơn và được thực thi tốt hơn để bảo vệ các nhà sản xuất EUkhỏi những biện pháp không  công bằng củacác công ty nước ngoài và nguy cơ bị trả đũa. Đồng thời, khả năng dự đoán sựthay đổi mức thuế sẽ lớn hơn đối với các nhà nhập khẩu, và điều này sẽ giúp chohoạt động lập kế hoạch kinh doanh của họ dễ dàng hơn. Toàn bộ hệ thống sẽ trởnên minh bạch và dễ sử dụng hơn.

“Đề xuất mới này đem đến sự cân bằng với những tiến bộ thựcsự cho tất cả các bên liên quan chịu ảnh hưởng bởi thuế phòng vệ thương mại-nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và người sử dụng,” Ủy viên Hội đồng thương mại EUKarel De Gucht cho biết. “Chúng tôi muốn trang bị tốt hơn cho các doanh nghiệp EUđể xử lý các biện pháp thương mại không công bằng từ nước ngoài, trong khikhông ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng EU hoặc những công ty phụ thuộc vào cácsản phẩm nhập khẩu ”

Căn cứ vào đề xuất pháp lý này, Ủy Ban Châu Âu sẽ,

Nâng cao khả năng dự đoán cho các doanh nghiệp bằng cáchthông báo đến họ về bất cứ biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thờinào 2 tuần trước khi thuế  này được áp;

Hoàn trả cho các nhà nhập khẩu  những khoản thuế đã thu trong rà soát cuối kỳtrong trường hợp kết luận rằng không cần phải duy trì các biện pháp phòng vệthương mại tại thời điểm sau 5 năm;

Bảo vệ ngành sản xuất EU bằng cách tự khởi xướng điều tra(“ex officio”), mà không có yêu cầu chính thức từ ngành sản xuất, khi tồn tạimối đe dọa bị trả đũa.;

Ngăn cản các đối tác thương mại khác tiến hành một số biệnpháp thương mại không công bằng bằng cách áp mức thuế cao hơn với hàng hóa nhậpkhẩu từ những nước sử dụng trợ cấp không công bằng và làm biến dạng cấu trúcthị trường nguyên liệu thô. Trong những trường hợp đó, EU có thể không tuântheo nguyên tắc chung về “thuế thấp hơn” trong đó, đưa ra mức thuế bổ sungtrong giới hạn thực sự cần thiết để ngăn chặn tổn thất cho ngành sản xuất củaEU.

Đề xuất pháp lý này cần phải được thông qua bởi Hội đồngChâu Âu và Nghị viện Châu Âu và có thể chưa thành luật trước năm 2014.

Các đề xuất bổ sung không mang tính pháp lý sẽ:

Hỗ trợ hợp tác với các doanh nghiệp và hiệp hội thương mạiliên quan đến các cuộc điều tra bằng cách mở rộng một số thời hạn trong quátrình điều tra;

Tăng cường quản lý dòng thương mại;

Cho phép tự khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế để bảo đảmphản ứng nhanh chóng đối với các hành vi lẩn trốn phi pháp.

Song song với đó, báo cáo công tác của Tổng vụ Thương mạiđưa ra “dự thảo hướng dẫn” trên 4 lĩnh vực đặc biệt như sau:

Rà soát cuối kỳ đối với một biện pháp phòng vệ thương mại,là một cuộc điều tra diễn ra thông thường vào cuối thời kỳ 5 năm áp thuế để xácđịnh phá giá và thiệt hại có khả năng tiếp tục hoặc tái diễn sau khi biện pháphết hiệu lực;

“Kiểm tra lợi ích liên minh”, nghĩa là cách Ủy ban xác địnhliệu một biện pháp phòng vệ thương mại có phục vụ lợi ích kinh tế chung cho EU-bao gồm những lợi ích của ngành sản xuất nội địa liên quan, nhà nhập khẩu, cácngành sản xuất sử dụng sản phẩm nhập khẩu và khách hàng nếu thích hợp.

Tính toán “biên độ phá giá” - yêu cầu phải kiểm tra khốilượng và giá cả của hàng nhập khẩu bị phá giá và tác động đến ngành sản xuấtcủa EU;

Lựa chọn “quốc gia tương tự”, dùng để xác định sự tồn tạicủa bán phá giá với những sản phẩm đến từ một quốc gia không có “nền kinh tếthị trường”

Bản dự thào hướng dẫn quy trình này sẽ được tham vấn côngkhai trong 3 tháng. Sau đó, Ủy ban Châu Âu sẽ phân tích những bình luận nhậnđược và thông qua bản chính thức để các doanh nghiệp EU và công chúng có thể dễdàng hiểu được các thủ tục phòng vệ thương mại của EU.

Bối cảnh

Thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp thông thường là cáchduy nhất để EU có thể bảo vệ ngành sản xuất trong nước của mình khỏi nhữngthiệt hại gây ra bởi những biện pháp thương mại không công bằng của các công tynước ngoài. Cần thiết phải đảm bảo rằng hệ thống phòng vệ thương mại của EU-phần lớn không thay đổi từ năm 1995- vẫn phù hợp với những thách thức mới trongbối cảnh thay đổi của nền kinh tế.

Đề xuất của Ủy ban Châu Âu được đưa ra sau 18 tháng phảnbiện bao gồm tham vấn từ cộng đồng về những vấn đề mà các doanh nghiệp của EUphải giải quyết khi đối mặt với các biện pháp không công bằng. Đề xuất này cũngtính đến những kết luận của một nghiên cứu độc lập đánh giá hệ thống phòng vệthương mại hiện tại và kinh nghiệm của Ủy ban Châu Âu về các vụ điều tra chốngbán phá giá và chống trợ cấ

Cuối năm 2012, EU đã thực hiện 102 biện pháp chống bán phágiá và 10 biện pháp chống trợ cấp. Liên minh Châu Âu là nước sử dụng các côngcụ phòng vệ thương mại với mức độ trung bình so với các thành viên WTO khác.Các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp ảnh hưởng khoảng 0,25%  nhập khẩu của EU.

 

Nguồn:Cục quản lý cạnh tranh

 

Quảng cáo sản phẩm