Vào WTO: Hội nhập sâu, kinh tế khó khăn
08/04/2013 12:00
Sau khi hội nhập WTO năm 2006, Việt Nam trở thành nềnkinh tế dễ bị tổn thương nhất, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đều thua kémgiai đoạn trước 2002-2006.
Những chỉ số thụt lùi
Theo báo cáo của Việnnghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, sau khi gia nhập WTO, tăng trưởng GDPcủa Việt Nam giai đoạn 2007-2011 chỉ đạt bình quân 6,5%/năm, không đạt mục tiêukế hoạch đề ra từ 7,5%- 8%, thấp hơn mức bình quân giai đoạn 2002-2006, tăng7,8%/năm và giai đoạn 1996 -2000 tăng 7%/năm.
Trong đó, năm 2007 cácchỉ tiêu kinh tế đạt mức cao, tăng trưởng GDP đạt 8,5% cao nhất trong 10 nămtrở lại. Tuy nhiên từ giữa 2008 tốc độ tăng trưởng chậm lại và thấp hơn nhiềuso với 5 năm trước khi gia nhập WTO.
Bản Báo cáo cho biết, hầu hết các ngành sản xuất dịch vụ đều thua kém giai đoạn2002-2006.
Ngành nông lâm thủy sản,tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007-2011 là 3,4% /năm, vượt kế hoạch đề ra là3% -3,2%/năm, nhưng lại thấp hơn so với 5 năm trước khi gia nhập 0,6%.
Ngành Công nghiệp - Xâydựng giai đoạn 2007-2011 tăng trưởng bình quân 7%/năm, thấp hơn mức 10,2% giaiđoạn 2002-2006, không đạt chỉ tiêu 9,5%-10,2% đề ra . Công nghiệp chế biến yếukém, hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh thấp, chậm được cải thiện, sảnxuất mang tính gia công là chính, phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu, côngnghiệp hỗ trợ chưa phát triển, phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư.
Ngành Dịch vụ có tốc độtăng bình quân 7,5%/năm, tăng nhẹ so với giai đoạn 2002-2006 bình quân 7,4%/năm.Tuy nhiên vẫn chưa đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra 7,7%-8,2%/năm. Nhiều ngànhdịch vụ tăng trưởng mạnh vào năm 2007-2008 nhưng sau đó đã chậm lại, giá trịgia tăng bình quân của DN dịch vụ có xu hướng giảm, tăng trưởng vẫn theo chiềurộng, phụ thuộc nhiều vào vốn và lao động.
Sau 5 năm gia nhập WTO,cơ cấu GDP chuyển dịch không rõ nét và không theo xu hướng từ nông lâm thủy sảnsang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ như kế hoạch đề ra. Đến 2011, tỷ trọngkhu vực nông lâm thủy sản tăng 1,7% so với 2007 các ngành công nghiệp -xây dựngvà dịch vụ giảm tương ứng 1,2% và 0,5%. Chỉ tiêu nông lâm thủy sản chiếm 15-16%GDP, công nghiệp- xây dựng chiếm 43%-44% và dịch vụ chiếm 40%-41% vào 2010 đãkhông đạt được.
Chất lượng tăng trưởngkinh tế sau 5 năm gia nhập WTO kém 5 năm trước. Giai đoạn 2007-2010 hiệu quảtăng trưởng kinh tế suy giảm, đóng góp của TFP (chỉ tiêu phản ánh hiệu quả củacác nguồn lực được sử dụng vào sản xuất) chỉ chiếm 0,4% so với 2,6% bình quânhàng năm giai đoạn trước. Nền kinh tế 5 năm gia nhập WTO dựa vào vốn ở mức độlớn nhất để tăng trưởng với 4,8% so với 3,5% giai đoạn 2002-2006. Năng suất laođộng, 1 trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế tăng chậm, 5 năm sau khigia nhập WTO chỉ tăng 3,4% thấp hơn nhiều so với 5% của 5 năm trước.
Xuất khẩu giai đoạn 2007- 2011 tăng 2,4 lần từ 39,8 tỷ USD lên 96,9 ỷ USD bìnhquân đạt 19,5%/năm cao, hơn chỉ tiêu 16% /năm, tuy nhiên thấp hơn giai đoạntrước, bình quân 21,5%/năm. Dường như hội nhập WTO chưa mang lại lợi ích đángkể đối với tăng trưởng xuất khẩu hoặc các DN chưa tận dụng đáng kể được cơ hộimới, Bản Báo cáo viết.
Nhập khẩu giai đoạn20070 - 2011 cũng tăng 2,4 lần, từ 44,9 tỷ USD lên 106,7 tỷ USD, tốc độ tăngtrưởng bình quân 18,9%/năm, thấp hơn 5 năm trước giai đoạn trước, bình quân22,6%/năm.
Những vấn đề đáng xemxét
Theo Tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tếTrung ương thì hội nhập WTO Việt Nam trở thành nền kinh tế dễ bị tổn thươngnhất vì các cú sốc cả bên ngoài lẫn bên trong. So sánh giữa nhóm tác động tíchcực và tiêu cực thì nhóm tiêu cực có ảnh hưởng lớn hơn.
Có lẽ do bước vào hộinhập trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên đãtác động đến nước ta nhanh và mạnh.
Nhưng bên cạnh đó cũngphải tính tới những bất ổn nội tại gây ra. Các chính sách thúc đẩy tăng trưởngcao từ giữa năm 1999 đến trước khi gia nhập dựa vào mở rộng đầu tư với hiệu quảkhông cao đã tạo sức ép lên ổn định kinh tế vĩ mô giai đoạn đó, thêm vào đónhững diễn biến không thuận lợi giai đoạn 2006-2010 đã không lường trước được.
Điều không kém quantrọng nữa là lúng túng, không thống nhất giữa chính sách tài khóa và tiền tệ đểxử lý các bất ổn kinh tế vĩ mô giai đoạn 2008-2010 làm giảm tác dụng của từngchính sách. Các biện pháp chính sách thị trường bị chậm. Chính sách vĩ mô thiếulộ trình nhất quán và kiên định trong trung dài hạn, thể hiện ở các chính sáchcủa Chính phủ thường thay đổi quá đột ngột gây ảnh hưởng đến lạm phát và tăngtrưởng.
Lĩnh vực nông lâm thủysản sau khi gia nhập WTO đầu tư của Nhà nước giảm hẳn, từ 13,8% xuống còn 6,4%.Nhà nước không quan tâm thì các DN cũng không quan tâm và hệ quả là năng suấtthấp, vẫn mang tính tự phát, công nghiệp chế biến kém.
Xuất khẩu không tăng sovới trước đó, không là động lực cho đổi mới. Đến nay ta vẫn không có ngành xuấtkhẩu mạnh, vẫn chỉ có dệt may, da giày. nhưng mới dừng lại ở gia công.
Xuất khẩu gần đây lạirơi vào tay các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm tới 60% trongtổng kim ngạch xuất khẩu. Các DN 100% vốn trong nước lùi dần, năm 2012 tăngtrưởng xuất khẩu của các DN 100% vốn trong nước chỉ đạt 3%. Nếu các DN FDIchuyển hết nhà máy sang những nước có giá nhân công rẻ hơn thì xuất khẩu sẽ rơixuống nhanh.
"Công nghệ cao vẫnchưa có gì, mới chỉ chuyển từ đạp máy khâu sang dính mối hàn. Đây là những vẫnđề rất đáng xem xét", bà Lan nhấn mạnh.
Các tin khác
- Ông Trump sẽ gửi đợt thư thông báo thuế đầu tiên cho các nước vào tối nay (08/07/2025)
- Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng, tăng trưởng 14,4% trong 6 tháng đầu năm (07/07/2025)
- Xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ suy giảm mạnh trong tháng 6/2025 (07/07/2025)
- Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc (07/07/2025)
- Việt Nam xuất khẩu gần 5 triệu tấn gạo (07/07/2025)