VEPR: Cán cân thương mại cân bằng trong quý II/2016
15/07/2016 12:00
Trong Báo cáo Kinh tế Vĩ mô quý II/2016, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định, xuất nhập khẩu của Việt Nam quý II/2016 tăng nhẹ, cán cân thương mại cân bằng.
Báo cáo của VEPR cho biết, xuất nhập khẩu thời gian qua tăng nhẹ, cán cân thương mại cân bằng sau hai quý thặng dư, cán cân thương mại bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đảo chiều. Trong khi xuất khẩu vẫn tăng trưởng thấp ở mức 5,2% (yoy), nhập khẩu đã bắt đầu tăng trở lại đẩy cán cân thương mại về mức cân bằng.
Xuất khẩu quý I và cộng dồn 6 tháng đầu năm lần lượt đạt 43,5 tỷ USD và 82,2 tỷ USD (tăng 5,9% so với 6 tháng đầu năm 2015). Trong khi đó, nhập khẩu quý II ước đạt 43,5 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2016: -4,1%). Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 80,7 tỷ USD, giảm 0,5% (yoy).
Tuy nhiên, suy giảm trong giá trị nhập khẩu chủ yếu do yếu tố giá cả. Theo số liệu của TCTK, giá nhập khẩu bı̀nh quân đã giảm 7,8% nửa đầu năm nay. Nếu loại bỏ yếu tố giá, kim ngạch nhập khẩu đạ t 87,5 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2015.
Do đó, VEPR cảnh báo, việc giá hàng hóa cơ bản và năng lượng phục hồi sẽ khiến tı̀nh trạng cán cân thương mại diễn biến xấu đi trong thời gian tới và hiều khả năng thương mại sẽ trở lại thâm hụt như giai đoạn trước năm 2012.
Một điểm đáng chú ý khác, trong khi nhập khẩu từ hầu hết các thị trường đều suy giảm (Trung Quốc: 23,3 tỷ USD, giảm 2,9%; ASEAN: 11,5 tỷ USD, giảm 3,4%; Nhật Bản: 6,8 tỷ USD, giảm 6,3%), nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc vẫn tăng 7,9% và đạt 14,9 tỷ USD. Điều này cho thấy xu hướng dịch chuyển nguồn hàng nhập khẩu của nước ta sang phía Hàn Quốc ngày càng trở nên rõ ràng.
Báo cáo của VEPR cho biết, xuất nhập khẩu thời gian qua tăng nhẹ, cán cân thương mại cân bằng sau hai quý thặng dư, cán cân thương mại bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đảo chiều. Trong khi xuất khẩu vẫn tăng trưởng thấp ở mức 5,2% (yoy), nhập khẩu đã bắt đầu tăng trở lại đẩy cán cân thương mại về mức cân bằng.
Xuất khẩu quý I và cộng dồn 6 tháng đầu năm lần lượt đạt 43,5 tỷ USD và 82,2 tỷ USD (tăng 5,9% so với 6 tháng đầu năm 2015). Trong khi đó, nhập khẩu quý II ước đạt 43,5 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2016: -4,1%). Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 80,7 tỷ USD, giảm 0,5% (yoy).
Tuy nhiên, suy giảm trong giá trị nhập khẩu chủ yếu do yếu tố giá cả. Theo số liệu của TCTK, giá nhập khẩu bı̀nh quân đã giảm 7,8% nửa đầu năm nay. Nếu loại bỏ yếu tố giá, kim ngạch nhập khẩu đạ t 87,5 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2015.
Do đó, VEPR cảnh báo, việc giá hàng hóa cơ bản và năng lượng phục hồi sẽ khiến tı̀nh trạng cán cân thương mại diễn biến xấu đi trong thời gian tới và hiều khả năng thương mại sẽ trở lại thâm hụt như giai đoạn trước năm 2012.
Một điểm đáng chú ý khác, trong khi nhập khẩu từ hầu hết các thị trường đều suy giảm (Trung Quốc: 23,3 tỷ USD, giảm 2,9%; ASEAN: 11,5 tỷ USD, giảm 3,4%; Nhật Bản: 6,8 tỷ USD, giảm 6,3%), nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc vẫn tăng 7,9% và đạt 14,9 tỷ USD. Điều này cho thấy xu hướng dịch chuyển nguồn hàng nhập khẩu của nước ta sang phía Hàn Quốc ngày càng trở nên rõ ràng.
Theo Tạp chí Tài chính
Các tin khác
- Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (03/07/2025)
- Mỹ thu hẹp trọng tâm thương mại để đảm bảo các thỏa thuận trước thời hạn áp thuế (02/07/2025)
- Hàn Quốc xoay trục thương mại sang Việt Nam khi thuế quan Mỹ làm lung lay trụ cột xuất khẩu (02/07/2025)
- Dự báo xuất siêu hàng hóa đạt 4 tỷ USD trong nửa đầu năm 2025 (02/07/2025)
- Kim ngạch thương mại Việt Nam- EU tăng 40% nhờ EVFTA (02/07/2025)