Việt Nam đang trở thành cứ điểm sản xuất hàng đầu Đông Nam Á?

22/10/2014 12:00 - 652 lượt xem

Trên chặng đườngphát triển sắp tới, Việt Nam vẫn luôn chú trọng tạo môi trường đầu tư thuận lợiđể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

 

Trong gần một thâp kỷ qua, với tốc độ phát triểnnhanh chóng, Việt Nam đang dần vươn lên trở thành một "cỗ máy sản xuất"toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo nhận định của một số nhà kinh tế học,có rất nhiều điểm tương đồng trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam và Trung Quốc.Và đây cũng là một dấu hiệu cho thấy, Việt Nam đang nằm trong lộ trình tăng trưởngbền vững.

Ba năm trở lại đây, ngàycàng có nhiều nhà sản xuất lớn trên thế giới chuyển địa bàn hoạt động từ TrungQuốc sang Việt Nam trong nỗ lực nhằm giảm chi phí lao động và môi trường pháplý phức tạp tại Trung Quốc. Nhiều nhà đầu tư cho biết, họ tìm đến Việt Nam vìmôi trường đầu tư hấp dẫn, chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi dành cho doanhnghiệp nước ngoài, nguồn lao động dồi dào và chi phí nhân công rẻ.

Tính đến nay, nhiều nhà sảnxuất công nghệ hàng đầu thế giới đã chọn Việt Nam thay thế Trung Quốc nhưSamsung, LG, Nokia, Intel , Canon … Đặc biệt là Samsung Electronic, với 2 nhàmáy lớn tại miền Bắc Việt Nam (nhà máy Samsung Bắc Ninh và nhà máy Samsung TháiNguyên) đã mang lại tốc độ tăng trưởng vượt bậc và đóng góp tỷ trọng lớn vàokim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Ban đầu chỉ là một địa điểmlắp ráp, Samsung đã tăng cường đầu tư sản xuất linh kiện và điện thoại tại ViệtNam. Nhờ Samsung, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm điện thoại của Việt Nam ngàycàng tăng cao và đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trên đàphát triển đó, Samsung tiếp tục rót vốn đầu tư vào nhà máy thứ 3 ở Việt Nam tạiKhu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh và hứa hẹn sẽ tăng trưởng mạnh trong thời giantới.

Theo Cục đầu tư nước ngoài(Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính từ đầu năm 2014 đến ngày 20/9/2014, các nhà đầutư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 11,18 tỷ USD. Trong đó, đầu tư vàolĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn 7,7 tỷ USD, chiếm gần 68,9%tổng số vốn FDI đổ vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm. Đứng thứ hai là lĩnh vựckinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư là 1,2 tỷ USD, chiếm gần 11%. Tiếptheo đó là lĩnh vực xây dựng với tổng vốn đầu tư là 612,1 triệu USD, chiếm 5%và lĩnh vực y tế, trợ giúp xã hội với tổng vốn đầu tư là 415,7 triệu USD, chiếm4%.

 

 
















So với các nền kinh tế đangphát triển trong khu vực, Việt Nam có chiến lược phát triển rõ ràng khi định hướngvào chi phí sản xuất và nhân công rẻ, ngành công nghiệp sản xuất chiếm khoảng25% tổng GDP của cả nước. Theo thống kê, trong những năm gần đây, chi phí lao độngcủa Việt Nam bằng 50% chi phí lao động của Trung Quốc và bằng 40% chi phí lao độngcủa Thái Lan và Philipines.

Lực lượng lao động Việt Namtrong độ tuổi khoảng 1,5 triệu người, đa số là lao động trẻ có tay nghề ngàycàng được nâng cao. Ngoài ra, sự quan tâm đầu tư của chính phủ Việt Nam vàogiáo dục và đào tạo trong thời gian qua cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng.Dự kiến trong thời gian tới, nguồn lao động của Việt Nam sẽ đủ sức cạnh tranh vớiẤn Độ và Singapore.

Đặc biệt, với vị trí địa lýthuận lợi ở trung tâm Đông Nam Á, Việt Nam là trọng điểm xuất khẩu hướng tớicác thị trường lớn trên toàn cầu. Chính phủ Việt Nam tăng cường các ưu đãi vềtài chính, giảm thuế thu nhập cho một số doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Namxuống còn 22% (và đặt mục tiêu 20% vào năm 2016).

Bên cạnh đó, từ nay đến năm2015, Việt Nam sẽ ký một loạt hiệp định thương mại quan trọng như Hiệp địnhthương mại tự do (FTA); Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ... Saukhi các thỏa thuận này đi vào thực hiện, Việt Nam sẽ được tự do tiếp cập vớinhiều thị trường xuất khẩu lớn trên thế giới mà không phải chịu hàng rào thuếquan, hạn ngạch.

Trên chặng đường phát triển sắp tới, Việt Nam vẫnluôn chú trọng tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nướcngoài. Từ năm 2013, chính phủ Việt Nam đã đầu tư hàng triệu đô la để cải thiệncơ sở hạ tầng, hệ thống đường sắt, đường bộ và đường hàng không nhằm phục vụ tốtnhất cho vận tải và giao thương quốc tế. Với các nhà đầu tư nước ngoài và cáccông ty lớn trên thế giới, Việt Nam là lựa chọn lý tưởng trong quá trình tìm kiếmđối tác đầu tư.

 

Nguồn: Infonet

Quảng cáo sản phẩm