Việt Nam là nước “có tên tuổi” trên bản đồ xuất khẩu thế giới
01/08/2014 12:00
BizLIVE - Mặc dù Việt Nam là một quốc gia có tên tuổitrên bản đồ xuất khẩu thế giới với một số mặt hàng nông sản và công nghiệpnhư cà phê, gạo, hạt tiêu, tôm, cá tra, dệt may nhưng vẫn còn rất nhiều tồn tạilàm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả xuất khẩu.
Tại Hội thảo quốc gia đánh giá tiềm năng xuất khẩu tổ chức sáng 30/7, Thứ trưởngBộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định vai trò của thương mại trong nền kinh tếhội nhập với tỷ trọng chiếm trên 60% GDP.
Trong 3 năm gần đây, từ 2011-2013, gia tăng kim ngạch xuất khẩu 3 năm qua gần20 tỷ USD/năm. Bên cạnh việc nỗ lực giảm xuất khẩu thô, tăng giá trị gia tăngtrong kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam cũng tích cực đàm phán các hiệp định thươngmại mở ra cơ hội xuất khẩu mới cho các mặt hàng.
Đó là những nhân tố tích cực mà theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, sẽ làm thay đổi bộmặt, diện mạo trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Theo báo cáo do Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) công bố tại hội thảonày, hiện Việt Nam có 24 ngành hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.
Trong đó, một số các ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu cao như cà phê, cao su,sắn và sản phẩm từ sắn, hàng may mặc, giầy vải, máy tính xách tay, máy in, điệnthoại di động, dây cáp điện, bảng mạch điện tử, philê cá đông lạnh, tôm đông lạnh,xuất khẩu lao động và du lịch.
Gạo là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam mặc dù vẫn được xếp vàonhóm có tỷ trọng xuất khẩu quan trọng nhưng được đánh giá có tiềm năng thấp.
Báo cáo này cho rằng, tuy xuất khẩu gạo tăng liên tục về sản lượng trong nhữngnăm qua, song giá trị thu được chưa tăng tương xứng.
Báo cáo cũng cho biết một số sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu thấp (dưới100 triệu USD) và tiềm năng xuất khẩu cũng thấp như mía đường, mật ong, cá thu,cá ngừ...
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Tư vấn trưởng đánh giá tiềm năng xuất khẩu thì mặcdù Việt Nam là một quốc gia có tên tuổi trên bản đồ xuất khẩu thế giới được tạonên bởi một số mặt hàng nông sản và công nghiệp như: cà phê, gạo, hạt tiêu,tôm, cá tra, dệt may nhưng vẫn còn rất nhiều tồn tại làm ảnh hưởng đến chất lượngvà hiệu quả xuất khẩu.
Trong đó, tồn tại đầu tiên vị chuyên gia này nhắc tới đó là giá trị gia tăng,chất lượng sản phẩm xuất khẩu thấp. Phần lớn các mặt hàng nông sản chưa cóthương hiệu, xuất khẩu qua trung gian, các doanh nghiệp còn bị lệ thuộc nhiều,chưa chủ động.
Việt Nam luôn tự hào vì lợi thế về chi phí nhân công nhưng yếu tố này không bềnvững, đặc biệt với nhóm ngành hàng da giày. Trong bối cảnh mức lương ngày càngcao thì nguy cơ thiếu hụt lao động cho các ngành này các rõ, bà Hằng nói.
Bên cạnh đó, việc phụ thuộc nặng nề vào nguyên phụ liệu hoặc linh kiện nhập khẩulà đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp, nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ củaViệt Nam. Yếu điểm này khiến các ngành này phải chịu rủi ro lớn trong biến độnggiá cũng như sự chủ động về thời gian giao hàng, nguồn hàng cung ứng, bà Hằngcho biết.
Nguồn: Biz Live
Các tin khác
- Ông Trump sẽ gửi đợt thư thông báo thuế đầu tiên cho các nước vào tối nay (08/07/2025)
- Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng, tăng trưởng 14,4% trong 6 tháng đầu năm (07/07/2025)
- Xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ suy giảm mạnh trong tháng 6/2025 (07/07/2025)
- Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc (07/07/2025)
- Việt Nam xuất khẩu gần 5 triệu tấn gạo (07/07/2025)