Việt Nam sẽ sớm được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường
09/10/2009 12:00
Ấn Độ sắp công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, nền kinh tế trong đó giá cả hàng hóa do thị trường quyết định mà không có sự can thiệp của nhà nước. Sự việc này đã giải quyết vướng mắc cuối cùng trong tiến trình ký kết Hiệp định Tư do Thương mại Ấn Độ - ASEAN.
Một quan chức Bộ Thương mại cho biết, Bộ Thương mại đã chính thức công bố thông tin trên và không vướng phải bất cứ một sự phản đối nào từ các bộ ngành. Quyết định này dự kiến sẽ được trình lên Nội các phê duyệt.Ông cũng cho hay: “Chúng tôi hi vọng trong tuần này, quyết định sẽ được trình lên Nội các và sớm được thông qua. Ngay sau đó, Hiệp định Tự do Thương mại ASEAN - Ấn Độ sẽ chính thức có hiệu lực và bao gồm tất cả 10 quốc gia ASEAN”.
Hai bên đã ký kết hiệp định đầu năm nay (13/08/2009) và dự kiến chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2010, ngoại trừ Việt Nam. Việt Nam sẽ chỉ tham gia vào hiệp định khi Ấn Độ công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam.
Ngay khi Việt Nam được công nhận nền kinh tế thị trường, Ấn Độ sẽ phải sử dụng mức giá tại Việt Nam trong các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa có xuất xứ từ quốc gia này.
Các cuộc điều tra chống bán phá giá sẽ được tiến hành khi một quốc gia có nghi ngờ nước xuất khẩu bán hàng hóa đó với giá thấp hơn giá bán thông thường tại thị trường nội địa.Trong trường hợp chứng minh được giá bán nội địa ra là cao hơn giá xuất khẩu, nước nhập khẩu có quyền áp thuế chống bán phá giá bằng biên độ phá giá.
Hiện tại, Ấn Độ đang sử dụng mức giá của nước thứ ba trong tính toán biên độ phá giá đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam.
01/10/2009, IST, ET Bureau
Nguồn: economictimes.indiatimes.com
Các tin khác
- Bộ Công Thương dự thảo siết chặt nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà (14/05/2025)
- Quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (14/05/2025)
- Cá rô phi bước vào thị trường thịt trắng toàn cầu (14/05/2025)
- Australia vừa công nhận quả bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để nhập khẩu (14/05/2025)
- Bước ngoặt thương mại Mỹ - Trung: Không bên nào muốn 'tách rời' (14/05/2025)