Việt Nam và Cộng hòa Sudan ký kết hiệp định vận tải biển
22/09/2014 12:00
Ngày 17/9, tại HàNội, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức lễ ký kết Hiệp định Vận tải biển giữaChính phủ Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Sudan.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng vàĐại sứ đặc mệnh toàn quyền Sudan tại Việt Nam Sayed Altayeb Ahmed đã thay mặtChính phủ hai nước ký hiệp định.
Hiệp định bao gồm 11 điều với nội dung chủ yếunhằm tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá thương mại bằng đường biển.
Sau khi hiệp định chính thức có hiệu lực, ViệtNam và Sudan sẽ công nhận quốc tịch tàu biển và các giấy tờ tàu biển của nhau;dành cho nhau sự đối xử tương tự như đối với tàu của mình trong các hoạt độngliên quan đến việc tạo thuận lợi, vào, rời và neo đậu trong cảng biển, đặc biệtlà không có sự phân biệt đối xử trong việc thu phí và lệ phí cảng biển.
Hiệp định cũng tạo cơ sở pháp lý để hai nướccông nhận giấy tờ tùy thân của thuyền viên mỗi bên và cho phép thuyền viên mỗibên được đi bờ trong thời gian tàu cập cảng của nhau.
Về lĩnh vực thương mại, Việt Nam và Sudan dànhcho tàu của nhau sự đối xử thuận lợi ít nhất là bằng với tàu thương mại củamình và ít nhất là bằng với tàu thương mại của bất kỳ nước nào khác trong việcsử dụng trang thiết bị cảng như cầu cảng, bến cảng, trang thiết bị phục vụ tàuvà bốc dỡ hàng, nhà kho...
Ngoài ra, hiệp định cũng cho phép các doanhnghiệp của Việt Nam tham gia đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ hàng hải tại Sudanvà ngược lại.
Việc ký Hiệp định này đánh dấu bước tiến mớitrong việc tăng cường quan hệ hợp tác, thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mạigiữa Việt Nam và Sudan.
Việt Nam coi Sudan là một trong những cửa ngõhàng hải quốc tế quan trọng ở khu vực châu Phi, đồng thời Sudan cũng coi ViệtNam là một trong những cửa ngõ hàng hải quốc tế quan trọng ở khu vực Đông NamÁ./.
Nguồn: TTXVN
Các tin khác
- Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (05/07/2025)
- Vương quốc Anh thông báo kết luận rà soát biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm thép nhập khẩu (04/07/2025)
- Hiểu thế nào về mức thuế đối ứng 20% Mỹ áp cho Việt Nam? (04/07/2025)
- Chờ lối đi ‘sắc bén’ hơn cho xuất khẩu trước thỏa thuận thuế quan mới (04/07/2025)
- Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản chậm lại, đối mặt nhiều rủi ro từ chính sách thuế của Hoa Kỳ (04/07/2025)