Việt Nam xuất siêu gần 30 tỉ đô la vào EU
30/04/2021 12:00
Không chỉ xuất siêu rất lớn vào Mỹ, Việt Nam còn xuất siêu rất lớn vào thị trường Liên minh châu Âu (EU), với thặng dư thương mại năm 2020 lên hơn 29 tỉ đô la Mỹ. Điều này cũng đặt ra những thách thức lớn cho cơ quan quản lý lẫn các doanh nghiệp.
Theo Bộ Công Thương, hiện nay, EU là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và châu Âu, là đối tác thương mại lớn hàng đầu và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). Quan hệ thương mại Việt Nam - EU đã phát triển rất nhanh chóng và hiệu quả; kim ngạch hai chiều tăng hơn 12 lần từ mức 4,1 tỉ đô la Mỹ (năm 2000) lên gần 50 tỉ đô (năm 2020). Trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng gần 13 lần từ 2,8 tỉ đô lên 35,1 tỉ đô (năm 2020).
Năm 2020, Việt Nam tiếp tục là nước xuất siêu sang thị trường EU với thặng dư thương mại 29,3 tỉ đô la. Các đối tác xuất khẩu chính của Việt Nam tại thị trường EU trong thời gian qua tập trung vào các thị trường truyền thống như Hà Lan, Đức, Pháp, Ý, Áo, Bỉ, Tây Ban Nha, Ba Lan và Thụy Điển.
Thời gian qua, đại dịch Covid-19 cùng những biến động của thị trường đã tác động đáng kể đến hoạt động xuất nhập khẩu của EU với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Trong 12 tháng năm 2020, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và EU-27 đạt 49,78 tỉ đô, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm tỉ trọng 9,13% trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
EU cũng là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Năm 2020, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường này đạt 35,13 tỉ đô, chủ yếu sang các thị trường truyền thống như Hà Lan, Đức, Pháp, Ý, Áo, Bỉ, Tây Ban Nha, Ba Lan, Thuỵ Điển và Slovakia. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng tích cực nhập khẩu hàng hoá của EU. Kim ngạch nhập khẩu năm 2020 từ châu Âu của Việt Nam đạt 14,64 tỉ đô, tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo dự báo, khi EVFTA có hiệu lực, đến năm 2035, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU sẽ tăng khoảng 18%. Các nước EU sẽ gia tăng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông thủy sản, rau quả nhiệt đới, trái mùa và hữu cơ, cũng như các mặt hàng công nghiệp chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày,đồ gỗ...
Tuy nhiên, EU cũng là một thị trường khó tính, đòi hỏi đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cao đối với hàng hóa nhập khẩu. Đây có thể được nhìn nhận như thách thức xen lẫn cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất nội tại, gia tăng sức cạnh tranh, phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững, tiến sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Các hàng rào kỹ thuật mà EU đặt ra cho hàng Việt cũng ngày càng lớn , như hàng loạt quy trình kiểm soát nhập khẩu nông- thủy sản mới ban hành trung tuần tháng 4 vừa qua. Mặt khác, các hàng rào kỹ thuật liên quan đến các chống bán phá giá, chống trợ cấp... cũng luôn đặt doanh nghiệp Việt trước các thách thức lớn để ngày một hoàn thiện sản phẩm của mình, đáp ứng độ khó của thị trường.
Theo Bộ Công Thương, hiện nay, EU là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và châu Âu, là đối tác thương mại lớn hàng đầu và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). Quan hệ thương mại Việt Nam - EU đã phát triển rất nhanh chóng và hiệu quả; kim ngạch hai chiều tăng hơn 12 lần từ mức 4,1 tỉ đô la Mỹ (năm 2000) lên gần 50 tỉ đô (năm 2020). Trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng gần 13 lần từ 2,8 tỉ đô lên 35,1 tỉ đô (năm 2020).
Năm 2020, Việt Nam tiếp tục là nước xuất siêu sang thị trường EU với thặng dư thương mại 29,3 tỉ đô la. Các đối tác xuất khẩu chính của Việt Nam tại thị trường EU trong thời gian qua tập trung vào các thị trường truyền thống như Hà Lan, Đức, Pháp, Ý, Áo, Bỉ, Tây Ban Nha, Ba Lan và Thụy Điển.
Thời gian qua, đại dịch Covid-19 cùng những biến động của thị trường đã tác động đáng kể đến hoạt động xuất nhập khẩu của EU với các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam. Trong 12 tháng năm 2020, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và EU-27 đạt 49,78 tỉ đô, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm tỉ trọng 9,13% trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
EU cũng là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Năm 2020, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường này đạt 35,13 tỉ đô, chủ yếu sang các thị trường truyền thống như Hà Lan, Đức, Pháp, Ý, Áo, Bỉ, Tây Ban Nha, Ba Lan, Thuỵ Điển và Slovakia. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng tích cực nhập khẩu hàng hoá của EU. Kim ngạch nhập khẩu năm 2020 từ châu Âu của Việt Nam đạt 14,64 tỉ đô, tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo dự báo, khi EVFTA có hiệu lực, đến năm 2035, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU sẽ tăng khoảng 18%. Các nước EU sẽ gia tăng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông thủy sản, rau quả nhiệt đới, trái mùa và hữu cơ, cũng như các mặt hàng công nghiệp chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày,đồ gỗ...
Tuy nhiên, EU cũng là một thị trường khó tính, đòi hỏi đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cao đối với hàng hóa nhập khẩu. Đây có thể được nhìn nhận như thách thức xen lẫn cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất nội tại, gia tăng sức cạnh tranh, phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững, tiến sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Các hàng rào kỹ thuật mà EU đặt ra cho hàng Việt cũng ngày càng lớn , như hàng loạt quy trình kiểm soát nhập khẩu nông- thủy sản mới ban hành trung tuần tháng 4 vừa qua. Mặt khác, các hàng rào kỹ thuật liên quan đến các chống bán phá giá, chống trợ cấp... cũng luôn đặt doanh nghiệp Việt trước các thách thức lớn để ngày một hoàn thiện sản phẩm của mình, đáp ứng độ khó của thị trường.
Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Các tin khác
- Ông Trump sẽ gửi đợt thư thông báo thuế đầu tiên cho các nước vào tối nay (08/07/2025)
- Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng, tăng trưởng 14,4% trong 6 tháng đầu năm (07/07/2025)
- Xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ suy giảm mạnh trong tháng 6/2025 (07/07/2025)
- Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc (07/07/2025)
- Việt Nam xuất khẩu gần 5 triệu tấn gạo (07/07/2025)