Việt Nam-WTO hội thảo về tranh chấp thương mại
28/11/2012 05:31
Ngày 22/11, tại trụsở của Trung tâm Tư vấn luật thuộc Tổ chức Thương mại thế giới (ACWL), nhóm cácluật sư ACWL đã có buổi hội thảo với Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc,WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sĩ về các vấn đề liên quan đếnkhía cạnh pháp lý trong xử lý các vụ tranh chấp thương mại được đưa ra giảiquyết tại WTO.
Hội thảo do ông Niall Meager, Giám đốc điều hành của ACWL, và ông Nguyễn TrungThành, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn ngoại giao Việt Nam, đồng chủ trì với mục đíchtìm hiểu các quy định pháp lý trong giải quyết tranh chấp thương mại cũng nhưthực tiễn triển khai luật WTO trong thời gian qua và khả năng khai thác hệthống luật WTO đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu, rộng hơntrong thời gian tới.
Tại buổi hội thảo, các luật sư đã giải thích khá rõ về phương pháp zeroing mànhiều vụ kiện bán phá giá của Việt Nam đang vấp phải.
Zeroing là một phương pháp tính toán trong quá trình tính biên độ phá giá,trong đó cho phép quy về 0 một số giao dịch. Ví dụ, nếu một nhà xuất khẩu bịđiều tra thực hiện 5 giao dịch xuất khẩu, trong đó có giao dịch biên độ phá giálà dương và có giao dịch biên độ phá giá là âm. Nếu sử dụng cách tính biên độ phágiá bình quân của nhà xuất khẩu này thì biên độ bán phá giá có thể là âm, từ đódẫn đến kết luận là không có hành vi bán phá giá và hệ quả là sẽ không bị ápthuế chống bán phá giá, nhưng nếu sử dụng phương pháp zeroing thì nhà xuất khẩunày có thể sẽ bị áp thuế chống bán phá giá. Phương pháp zeroing (chủ yếu đượcMỹ áp dụng) bị Cơ quan Giải quyết tranh chấp của WTO coi là vi phạm các quyđịnh của WTO.
Trong khi đó, luật sư Hunter Nottage đưa ra một số lựa chọn mà Việt Nam có thểsử dụng trong quá trình giải quyết việc thực thi các phán quyết trong tranhchấp như yêu cầu quyền trả đũa thương mại, thành lập ban hội thẩm hoặc tiếp tụcthương lượng để cùng tìm ra giải pháp giải quyết tranh chấp.
Luật sư Frieder Roessler, cựu Giám đốc điều hành ACWL cho biết trung tâm đượcthành lập năm 2001 này là một tổ chức liên chính phủ, độc lập với WTO, đặt trụsở tại Giơnevơ, nhằm tư vấn và đào tạo luật WTO, hỗ trợ thủ tục giải quyếttranh chấp WTO cho các nước có yêu cầu cung cấp dịch vụ, với mức phí chỉ bằng50% so với thuê văn phòng luật sư tư nhân.
Đại sứ Nguyễn Trung Thành cho biết việc tổ chức hội thảo này là rất hữu íchkhông chỉ trong việc tư vấn, xử lý các trường hợp cụ thể trên thực tiễn mà còncó giá trị đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ ngoại giao đaphương của Việt Nam.
Trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu và sự gia tăng các biện pháp bảo hộmậu dịch, các vụ tranh chấp thương mại giữa các quốc gia có nguy cơ nổi lênngày càng nhiều. Bên cạnh đó, những dạng khác nhau của tranh chấp thương mại sẽcó cơ hội nảy sinh khi gia tăng khối lượng thương mại, số lượng các sản phẩmgiao dịch, số nước và các công ty tham gia quan hệ thương mại.
Một trong những nguyên tắc giải quyết tranh chấp của WTO khác với hầu hết cáccơ chế tài phán công pháp quốc tế hiện nay là các nước thành viên có quyền đưanhững tranh chấp của mình ra WTO mà không cần có sự đồng ý của bên bị kiện. Khihọ đưa các tranh chấp ra giải quyết tại WTO, thủ tục giải quyết của WTO là tậptrung vào các nguyên tắc pháp lý dựa trên hệ thống các hiệp định của thể chếnày.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hiện nay được coi là cơ chế tài phán ưuviệt hơn cả trong luật quốc tế hiện đại. Tổng Giám đốc WTO, ông Pascal Lamy, từngnhận xét sự tồn tại của tổ chức độc lập như ACWL với nhiệm vụ cung cấp các thủtục pháp lý cần thiết cho các nước đang phát triển và kém phát triển để tạođiều kiện cho những nước này tận dụng được hết những cơ hội mà WTO mang lại làvô cùng cần thiết.
Cho đến nay, đã có 43 nước kém phát triển và 30 quốc gia đang phát triển (trongđó có Việt Nam) là thành viên của ACWL./.
Các tin khác
- Xuất khẩu nông sản hướng tới mục tiêu 70 tỷ USD (09/07/2025)
- Việt Nam 'truyền lửa OCOP' cho châu Phi, biến nông sản làng thành hàng xuất khẩu triệu đô (09/07/2025)
- Mỹ áp thuế 50% lên đồng nhập khẩu, cảnh báo tăng thuế 200% cho dược phẩm (09/07/2025)
- Mỹ: Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc tiếp tục giảm (09/07/2025)
- Hàn Quốc đề nghị Mỹ giảm thuế với ôtô, thép và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực (09/07/2025)