WB: TPP sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng hơn 30%
18/01/2016 12:00
Hãng tin Kyodo dẫn một đánh giá mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ nâng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam, Nhật Bản và Malaysia vào năm 2030 lên hai con số.
WB nhận định nếu được thực hiện, TPP sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam khoảng 30,1%, từ Nhật Bản khoảng 23,2% và từ Malaysia khoảng 20,1% so với khi không có TPP.
WB còn dự đoán rằng TPP sẽ giúp đẩy mạnh kinh doanh các mặt hàng dệt may và phụ kiện của Việt Nam. Trong khi đó, Nhật Bản - một nhà xuất khẩu lớn các linh kiện điện tử - có triển vọng thu lợi lớn từ TPP do thỏa thuận này sẽ giảm 87% thuế đối với các sản phẩn công nghiệp ở 11 quốc gia khác.
Ngoài ra, đà tăng trưởng mạnh giá trị xuất khẩu vẫn duy trì ở hai quốc gia châu Á khác, 9% đối với Brunei và 7,5% đối với Singapore.
Còn ngoài khu vực châu Á, xu thế tăng kim ngạch xuất khẩu hai con số được dự đoán cho New Zealand là 12,8% và cho Peru là 10,3%.
WB nhận định nếu được thực hiện, TPP sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam khoảng 30,1%, từ Nhật Bản khoảng 23,2% và từ Malaysia khoảng 20,1% so với khi không có TPP.
WB còn dự đoán rằng TPP sẽ giúp đẩy mạnh kinh doanh các mặt hàng dệt may và phụ kiện của Việt Nam. Trong khi đó, Nhật Bản - một nhà xuất khẩu lớn các linh kiện điện tử - có triển vọng thu lợi lớn từ TPP do thỏa thuận này sẽ giảm 87% thuế đối với các sản phẩn công nghiệp ở 11 quốc gia khác.
Ngoài ra, đà tăng trưởng mạnh giá trị xuất khẩu vẫn duy trì ở hai quốc gia châu Á khác, 9% đối với Brunei và 7,5% đối với Singapore.
Còn ngoài khu vực châu Á, xu thế tăng kim ngạch xuất khẩu hai con số được dự đoán cho New Zealand là 12,8% và cho Peru là 10,3%.
Nguồn: VIETNAM+
Các tin khác
- Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (05/07/2025)
- Vương quốc Anh thông báo kết luận rà soát biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm thép nhập khẩu (04/07/2025)
- Hiểu thế nào về mức thuế đối ứng 20% Mỹ áp cho Việt Nam? (04/07/2025)
- Chờ lối đi ‘sắc bén’ hơn cho xuất khẩu trước thỏa thuận thuế quan mới (04/07/2025)
- Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản chậm lại, đối mặt nhiều rủi ro từ chính sách thuế của Hoa Kỳ (04/07/2025)