Xuất khẩu của Trung Quốc bắt đầu “ngấm đòn” thuế quan của Mỹ
12/10/2018 12:00
(ĐTTCO) - Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 9/2018 ước tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng thấp hơn mức tăng trưởng 9,8% trong tháng 8.
Đây là kết quả khảo sát 32 chuyên gia kinh tế do hãng tin Reuters thực hiện và công bố mới đây.
Trong đó, các chuyên gia kinh tế của Tập đoàn tài chính Nomura nhận định, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc chậm lại trong tháng 9 là do chính sách bảo hộ thương mại ngày càng tăng (căng thẳng thuế quan). Hơn nữa, số ngày làm việc trong tháng 9 năm nay ít ngày năm ngoái, do đó cũng gia tăng áp lực lên hoạt động xuất khẩu.
Trong trung và dài hạn, nếu căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp tục leo thang, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng. Ước tính thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 9 giảm xuống còn 19,4 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức 27,89 tỷ USD trong tháng 8.
Theo kết quả của cuộc khảo sát tình hình kinh doanh độc lập mới đây, tăng trưởng của khu vực nhà máy sản xuất của Trung Quốc trong tháng 9 đã ngưng lại sau 15 tháng mở rộng sản xuất, với lượng đơn hàng xuất khẩu xuống thấp kỷ lục trong vòng hơn 2 năm qua.
Tại Quảng Đông – tỉnh trọng điểm về sản xuất hàng xuất khẩu, chính quyền tỉnh này cho biết hoạt động sản xuất chế tạo trong tháng 9 hầu như không mở rộng so với tháng 8.
Trước đó, ngày 24/9, chính quyền Mỹ đã áp thuế quan lên gần 200 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngay lập tức, Trung Quốc đáp trả bằng việc áp thuế quan lên 60 tỷ USD giá trị hàng hóa Mỹ.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại đe dọa sẽ áp dụng thuế quan lên tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin cụ thể về thời điểm áp dụng biện pháp thuế quan này.
Ngày 9/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2018 và 2019 mà nguyên nhân chính là do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. IMF cũng hạ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc từ 6,4% xuống 6,2% trong năm 2019.
Cuối tuần trước, Trung Quốc tuyên bố hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc khoảng 1 điểm phần trăm cho hầu hết các ngân hàng nước này, nhằm kích thích kinh tế và đối phó với các tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại.
Đây là kết quả khảo sát 32 chuyên gia kinh tế do hãng tin Reuters thực hiện và công bố mới đây.
Trong đó, các chuyên gia kinh tế của Tập đoàn tài chính Nomura nhận định, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc chậm lại trong tháng 9 là do chính sách bảo hộ thương mại ngày càng tăng (căng thẳng thuế quan). Hơn nữa, số ngày làm việc trong tháng 9 năm nay ít ngày năm ngoái, do đó cũng gia tăng áp lực lên hoạt động xuất khẩu.
Trong trung và dài hạn, nếu căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp tục leo thang, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng. Ước tính thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 9 giảm xuống còn 19,4 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức 27,89 tỷ USD trong tháng 8.
Theo kết quả của cuộc khảo sát tình hình kinh doanh độc lập mới đây, tăng trưởng của khu vực nhà máy sản xuất của Trung Quốc trong tháng 9 đã ngưng lại sau 15 tháng mở rộng sản xuất, với lượng đơn hàng xuất khẩu xuống thấp kỷ lục trong vòng hơn 2 năm qua.
Tại Quảng Đông – tỉnh trọng điểm về sản xuất hàng xuất khẩu, chính quyền tỉnh này cho biết hoạt động sản xuất chế tạo trong tháng 9 hầu như không mở rộng so với tháng 8.
Trước đó, ngày 24/9, chính quyền Mỹ đã áp thuế quan lên gần 200 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngay lập tức, Trung Quốc đáp trả bằng việc áp thuế quan lên 60 tỷ USD giá trị hàng hóa Mỹ.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại đe dọa sẽ áp dụng thuế quan lên tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin cụ thể về thời điểm áp dụng biện pháp thuế quan này.
Ngày 9/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2018 và 2019 mà nguyên nhân chính là do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. IMF cũng hạ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc từ 6,4% xuống 6,2% trong năm 2019.
Cuối tuần trước, Trung Quốc tuyên bố hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc khoảng 1 điểm phần trăm cho hầu hết các ngân hàng nước này, nhằm kích thích kinh tế và đối phó với các tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại.
Nguồn: Sài Gòn Đầu Tư
Các tin khác
- Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (05/07/2025)
- Vương quốc Anh thông báo kết luận rà soát biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm thép nhập khẩu (04/07/2025)
- Hiểu thế nào về mức thuế đối ứng 20% Mỹ áp cho Việt Nam? (04/07/2025)
- Chờ lối đi ‘sắc bén’ hơn cho xuất khẩu trước thỏa thuận thuế quan mới (04/07/2025)
- Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản chậm lại, đối mặt nhiều rủi ro từ chính sách thuế của Hoa Kỳ (04/07/2025)