Xuất khẩu: Đừng lạ với chuyện bị kiện

23/11/2007 12:00 - 1513 lượt xem

Từ năm 1995 đến nay, cácdoanh nghiệp Việt Nam đã bị "dính" 26 vụ kiện bán phá giá. Các chuyêngia dự báo, số vụ kiện bán phá giá sẽ ngày một tăng.

13 năm, 26 vụ kiện

Tại hội thảo "Giải quyếttranh chấp trong WTO và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam" tổ chức ngày5.11 tại TP.HCM, bà Vũ Thu Hằng - Phó giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệpViệt Nam (VCCI) chi nhánh TP.HCM - cho biết: "Việc gia nhập WTO của ViệtNam đang mở ra những cơ hội cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, tuynhiên, các nước nhập khẩu cũng dựng lên hàng loạt rào cản như điều tra và ápthuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, biện pháp tự vệ... Những rào cảnnhư vậy đã và đang gây khó khăn lớn cho nhiều ngành sản xuất trong nước. Thực tếcho thấy, nhiều doanh nghiệp ViệtNam sau các vụ kiện chống bán phágiá đối với thủy sản, giày dép, xe đạp, bóng đèn, tỏi, bật lửa ga... ở nhiềuthị trường xuất khẩu đã phải gánh những hậu quả như chi phí vụ kiện lớn, mứcthuế bổ sung cao, hàng hóa mất lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp mất đơn hàng,người lao động mất việc...".

Theo thống kê của VCCI, từnăm 1995 đến nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã bị "dính" 26 vụkiện bán phá giá, chưa kể 4 vụ khác đang điều tra. Chừng ấy cũng cho thấy mứcđộ nghiêm trọng mà các vụ kiện này gây ra cho doanh nghiệp ViệtNam và ngànhsản xuất trong nước. Ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công thương nhậnđịnh: "Việc bị áp thuế chống bán phá giá tuy không đến mức làm cho doanhnghiệp bị phá sản, nhưng cũng làm xáo trộn hoạt động và giảm kỳ vọng về kết quảkinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng gián tiếp đến đời sống của người laođộng. Tuy nhiên việc bị kiện chống bán phá giá vẫn còn là vấn đề mới đối vớicác doanh nghiệp ViệtNam,đây là một bất lợi cho họ khi vào WTO". Theo dự báo của VCCI, trong tươnglai, số vụ kiện chống bán phá giá sẽ tiếp tục tăng, có thể xảy ra đối với bấtkỳ mặt hàng nào của Việt Nam, ở bất kỳ thị trường nào, bất chấp đó có phải làthị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam hay không.

Doanh nghiệp cầnchuẩn bị gì?

Ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó chủtịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - kể: "Ngànhthủy sản ViệtNamthời gian qua đã gánh chịu 2 vụ kiện bán phá giá đối với mặt hàng tôm và cátra, cá ba sa. Ở vụ kiện tôm, Mỹ kiện tất cả 6 nước, trong đó có ViệtNam. Từ ngày1.2.2005, lệnh áp thuế chống bán phá giá bắt đầu được ban bố. Lúc đó mức thuếbình quân của tôm Việt Nam vào Mỹ chỉ là 4,57%, trong khi thuế dành cho TháiLan là 5,95%, Ấn Độ là 10,17%, Trung Quốc từ 27-113%. Thành công của các doanhnghiệp tôm ViệtNamlà nhờ sự đoàn kết, tìm kiếm sự ủng hộ của các tổ chức phi chính phủ, các chínhkhách Mỹ... Năm 2002, ViệtNam“dính” vào vụ kiện cá tra, cá ba sa. 3 tháng sau vụ kiện, sản xuất bắt đầu trởlại bình thường, 6 tháng sau giá nguyên liệu tăng, 9 tháng sau cá tra sản xuấtkhông đủ bán. 1 năm sau vụ kiện, thị trường xuất khẩu cá được mở rộng, sảnlượng tăng gần gấp đôi. Đến nay sau hơn 4 năm, sản lượng cá tra đã tăng gấp 7lần, kim ngạch 9 tháng đầu năm đạt 709 triệu USD. Bài học từ 2 vụ kiện trên làcác doanh nghiệp phải giảm bớt lệ thuộc vào một thị trường, một sản phẩm duynhất, phải theo dõi sát tình hình, luôn luôn chủ động đề phòng... Nếu sản phẩmtốt, giá cả phải chăng thì dù bị xử bất công, các doanh nghiệp vẫn có thể tiếptục kinh doanh thành công".

Tuy nhiên, những trường hợpđối phó vụ kiện chống bán phá giá thành công như mặt hàng tôm và cá hiện nayvẫn còn khá hiếm. Ông Bùi Sơn Dũng - Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (BộCông thương) - cho biết: "Các doanh nghiệp ViệtNam hiện nay chưa chuẩn bị nhiềucho các vụ kiện chống bán phá giá từ nước ngoài. Ví dụ như trong vụ kiện giàyda, cả 8 doanh nghiệp Việt Nam được chọn để giải trình trước Hội đồng châu Âuđều không đạt tiêu chí là doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế kinh tế thịtrường, lý do là không ghi sổ sách đầy đủ, thậm chí có doanh nghiệp không lưulại biên bản cuộc họp bầu ra lãnh đạo công ty, rớt ngay vòng đầu tiên trongcuộc giải trình". Theo ông Bùi Sơn Dũng, các biện pháp để tránh bị kiện làcác doanh nghiệp phải có chuyên viên theo dõi kỹ về mặt luật pháp, các quy địnhcủa nước mình cần xuất khẩu, xem nước đó có áp dụng các biện pháp chống bán phágiá hay không, đã từng áp dụng với hàng Việt Nam hay chưa. Quan trọng nhất làphải đa dạng hóa sản phẩm lẫn thị trường để không lâm nguy khi một thị trườngnào đó đột ngột cho ViệtNamvào danh sách bán phá giá.

QuangThuần

05/11/2007

Nguồn:thanhnienonline

Từ năm 1995 -2006, các thành viên của WTO đã tiến hành 3.044 vụ kiện chống bán phá giá, 191vụ kiện chống trợ cấp, 158 vụ điều tra tự vệ đối với hàng hóa nước ngoài. Hầuhết các biện pháp chống bán phá giá mà các nước phát triển áp dụng là để chốnglại các thành viên thuộc nước đang phát triển.

 
Quảng cáo sản phẩm