Xuất khẩu gạo 2016: Cần chủ động hơn trong các hợp đồng thương mại
28/01/2016 12:00
Năm 2016, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo sẽ gặp nhiều thách thức do quá phụ thuộc vào hợp đồng tập trung và các thị trường truyền thống. Để tránh phụ thuộc, nhiều ý kiến cho rằng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm hợp đồng thương mại.
Theo phân tích của Cơ sở dữ liệu thương mại (UN Comtrade) - Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc (UNSD) từ 2016 phân khúc gạo cấp thấp có xu hướng dư thừa nguồn cung. Các nước nhập khẩu gạo chính của Việt Nam như Indonesia và Philippines đẩy mạnh chính sách tự cung tự cấp gạo và giảm nhập khẩu. Trong khi đó, các nước xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Campuchia và Myanmar lại gia tăng bán gạo ở thị trường châu Á, châu Phi. Hiện lượng gạo tồn khocủa Thái Lan, Ấn Độ còn rất lớn, trong khi đó đồng Bath (Thái Lan) và Rupee (Ấn Độ) phá giá mạnh hơn so với VND vì thế áp lực giảm giá bán để tranh thầu ở các hợp đồng tập trung đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam là rất lớn.
Phân tích cụ thể, chuyên gia Nguyễn Đình Bích cho rằng, nhiều năm nay, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào các hợp đồng tập trung cấp Chính phủ và các thị trường truyền thống.
Thời điểm 5-7 năm trước các thị trường Malaysia, Indonesia và Philippines nhập khẩu mạnh các loại gạo phẩm cấp trung bình và thấp của Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2013 trở lại đây, các quốc gia này thực hiện chính sách tự túc lương thực khiến cho nhu cầu bị thu hẹp. Trong khoảng 2 năm trở lại đây, Việt Nam chuyển sang bán gạo chủ yếu vào thị trường Trung Quốc. Nhưng thị trường này lại thường xuyên “nóng- lạnh” khiến hoạt động xuất khẩu gạo trở nên bấp bênh.
Đồng quan điểm, TS Nguyễn Trung Kiên (Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp - ISPARD) cho rằng, nếu tiếp tục phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc và các bạn hàng truyền thống thì nguy cơ cả khối lượng và giá bán của gạo Việt Nam tiếp tục giảm là không tránh khỏi. Bởi những năm qua việc bỏ thầu ở các thị trường Philippines, Indonesia ngày càng phải cạnh tranh gay gắt. Gạo Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với Thái Lan mà còn chịu áp lực buộc phải hạ giá bán mới có thể trúng thầu trước những đối thủ khác là Ấn Độ, Pakistan thậm chí cả Campuchia. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất hiện nay là Trung Quốc thì liên tiếp các năm qua thị phần gạo Việt Nam đều sụt giảm. Thời điểm 2012-2013 gạo Việt chiếm tới 65% tổng lượng gạo nhập khẩu của nước này, nhưng sang năm 2014 giảm xuống còn 53%, đến năm 2015 khả năng chỉ còn dưới 40%.
Là địa phương có lượng gạo xuất khẩu lớn nhất cả nước, ông Nguyễn Xuân Hồng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Long An cho biết, từ kinh nghiệm của Long An, để tránh bị phụ thuộc vào một số thị trường hay hợp đồng tập trung, những năm qua các đơn vị xuất khẩu gạo của Long An rất tích cực trong việc chủ động tìm kiếm các hợp đồng thương mại riêng. Thực tế cho thấy, trong tổng sản lượng trên 6 triệu tấn gạo mà Việt Nam xuất khẩu mỗi năm thì chỉ riêng Long An đã chiếm trên 1 triệu tấn.
Ông Hồng cho biết thêm, trong năm 2016 Long An vẫn chủ trương khuyến khích doanh nghiệp tìm kiếm các hợp đồng thương mại và tập trung vào sản xuất các sản phẩm gạo có chất lượng cao theo nhu cầu của thị trường.
Nhiều ý kiến cho rằng, để không phụ thuộc vào hợp đồng tập trung và một số thị trường truyền thống, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần xóa bỏ tâm lý ỉ lại, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và phải nâng cao chất lượng hạt gạo để tăng giá bán, lợi nhuận.
Theo phân tích của Cơ sở dữ liệu thương mại (UN Comtrade) - Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc (UNSD) từ 2016 phân khúc gạo cấp thấp có xu hướng dư thừa nguồn cung. Các nước nhập khẩu gạo chính của Việt Nam như Indonesia và Philippines đẩy mạnh chính sách tự cung tự cấp gạo và giảm nhập khẩu. Trong khi đó, các nước xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Campuchia và Myanmar lại gia tăng bán gạo ở thị trường châu Á, châu Phi. Hiện lượng gạo tồn khocủa Thái Lan, Ấn Độ còn rất lớn, trong khi đó đồng Bath (Thái Lan) và Rupee (Ấn Độ) phá giá mạnh hơn so với VND vì thế áp lực giảm giá bán để tranh thầu ở các hợp đồng tập trung đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam là rất lớn.
Phân tích cụ thể, chuyên gia Nguyễn Đình Bích cho rằng, nhiều năm nay, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào các hợp đồng tập trung cấp Chính phủ và các thị trường truyền thống.
Thời điểm 5-7 năm trước các thị trường Malaysia, Indonesia và Philippines nhập khẩu mạnh các loại gạo phẩm cấp trung bình và thấp của Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2013 trở lại đây, các quốc gia này thực hiện chính sách tự túc lương thực khiến cho nhu cầu bị thu hẹp. Trong khoảng 2 năm trở lại đây, Việt Nam chuyển sang bán gạo chủ yếu vào thị trường Trung Quốc. Nhưng thị trường này lại thường xuyên “nóng- lạnh” khiến hoạt động xuất khẩu gạo trở nên bấp bênh.
Đồng quan điểm, TS Nguyễn Trung Kiên (Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp - ISPARD) cho rằng, nếu tiếp tục phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc và các bạn hàng truyền thống thì nguy cơ cả khối lượng và giá bán của gạo Việt Nam tiếp tục giảm là không tránh khỏi. Bởi những năm qua việc bỏ thầu ở các thị trường Philippines, Indonesia ngày càng phải cạnh tranh gay gắt. Gạo Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với Thái Lan mà còn chịu áp lực buộc phải hạ giá bán mới có thể trúng thầu trước những đối thủ khác là Ấn Độ, Pakistan thậm chí cả Campuchia. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất hiện nay là Trung Quốc thì liên tiếp các năm qua thị phần gạo Việt Nam đều sụt giảm. Thời điểm 2012-2013 gạo Việt chiếm tới 65% tổng lượng gạo nhập khẩu của nước này, nhưng sang năm 2014 giảm xuống còn 53%, đến năm 2015 khả năng chỉ còn dưới 40%.
Là địa phương có lượng gạo xuất khẩu lớn nhất cả nước, ông Nguyễn Xuân Hồng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Long An cho biết, từ kinh nghiệm của Long An, để tránh bị phụ thuộc vào một số thị trường hay hợp đồng tập trung, những năm qua các đơn vị xuất khẩu gạo của Long An rất tích cực trong việc chủ động tìm kiếm các hợp đồng thương mại riêng. Thực tế cho thấy, trong tổng sản lượng trên 6 triệu tấn gạo mà Việt Nam xuất khẩu mỗi năm thì chỉ riêng Long An đã chiếm trên 1 triệu tấn.
Ông Hồng cho biết thêm, trong năm 2016 Long An vẫn chủ trương khuyến khích doanh nghiệp tìm kiếm các hợp đồng thương mại và tập trung vào sản xuất các sản phẩm gạo có chất lượng cao theo nhu cầu của thị trường.
Nhiều ý kiến cho rằng, để không phụ thuộc vào hợp đồng tập trung và một số thị trường truyền thống, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần xóa bỏ tâm lý ỉ lại, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và phải nâng cao chất lượng hạt gạo để tăng giá bán, lợi nhuận.
Nguồn: Báo Công Thương Điện Tử
Các tin khác
- Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (03/07/2025)
- Mỹ thu hẹp trọng tâm thương mại để đảm bảo các thỏa thuận trước thời hạn áp thuế (02/07/2025)
- Hàn Quốc xoay trục thương mại sang Việt Nam khi thuế quan Mỹ làm lung lay trụ cột xuất khẩu (02/07/2025)
- Dự báo xuất siêu hàng hóa đạt 4 tỷ USD trong nửa đầu năm 2025 (02/07/2025)
- Kim ngạch thương mại Việt Nam- EU tăng 40% nhờ EVFTA (02/07/2025)