Xuất khẩu giày da vào châu Âu -Tránh tăng trưởng đột biến
12/09/2011 12:00
Những thông tin gần đây cho thấy, kinh tế châu Âu có biểu hiện suy thoái. Thưa bà, điều này có ảnh hưởng đến xuất khẩu da giày của Việt Nam vào thị trường này?
Thương mại toàn cầu mở ra nhiều cơ hội cho giày da Việt Nam xuất khẩu (XK) đến nhiều thị trường trên thế giới. Với tình hình như hiện nay, cả năm 2011, XK giày dép của Việt Nam sẽ đạt 6 tỷ USD. Hiện, thị trường châu Âu (EU) đang khó khăn về kinh tế, nên lượng hàng xuất sang thị trường này cũng bị thu hẹp. Nhưng thực tế, EU vẫn là thị trường truyền thống của ngành da giày Việt Nam.
Thưa bà, kim ngạch xuất khẩu da giày vào thị trường EU liên tục tăng, đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro từ các vụ phòng vệ thương mại, thuế chống bán phá giá. Phải chăng đó là ước lệ chung?
Không hẳn là ước lệ, nhưng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, doanh nghiệp (DN) Việt Nam phải có sự chuẩn bị, sẵn sàng để ứng phó với những rào cản của các thị trường.
Khi giày da Việt Nam bị áp thuế, các nhà NK hoặc khâu trung gian hạn chế lượng hàng NK, nhưng ngay khi bỏ áp thuế, sản lượng NK lại tăng dần lên. Chúng tôi không khuyến khích tăng trưởng đột biến vào thị trường EU, bởi tăng trưởng đột biến cũng đồng nghĩa với tăng rủi ro các vụ kiện chống bán phá giá, phòng vệ thương mại… Hệ thống kiểm tra của các nước EU có chuẩn mực cao, ít có sự thay đổi. XK vào thị trường EU, các DN XK của Việt Nam bắt buộc phải đáp ứng tất cả những yêu cầu của thị trường, các tiêu chuẩn về nhãn mác, sản phẩm không chứa các hóa chất độc hại... Những DN đáp ứng được các tiêu chuẩn này, hàng hóa vào EU thuận lợi hơn. Tuy nhiên, những DN quy mô nhỏ và vừa cũng gặp khó khăn khi đáp ứng các nhu cầu này.
Theo bà, thời gian tới, các DN XK da giày cần làm gì để tránh rơi vào các vụ phòng vệ thương mại, chống bán phá giá?
Theo tôi, ngành da giày không có khả năng xuất hàng ồ ạt. Thứ nhất, ta không có khả năng bán phá giá, bởi các chi phí đầu vào của ta đang cao hơn các nước trong khu vực. Thứ hai, nguồn nguyên liệu hạn chế, nên da giày Việt Nam không thể xuất lượng hàng lớn tới mức có thể làm lũng đoạn thị trường EU. Thứ ba, sản phẩm của Việt Nam nếu sản xuất với giá rẻ, sẽ không cạnh tranh được với sản phẩm các nước khác để vào được thị trường EU.
DN ngành da giày đã nhận được bài học sâu sắc sau vụ áp chống bán phá giá vào thị trường EU. Nhưng để XK bền vững vào thị trường này, DN phải nắm được những quy định, diễn biến thị trường, tránh tăng trưởng đột biến, khiến cho EU, đặc biệt là những nước có ngành da giày phát triển thấy bất ổn. Từ nay đến năm 2020, ngành da giày tập trung hỗ trợ DN, thúc đẩy thị trường nội địa. Sản phẩm da giày của ta hiện nay hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu của hơn 80 triệu người tiêu dùng. Tất nhiên, các DN phải đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, sáng tạo nhiều kiểu dáng, mẫu mã...
Xin cảm ơn bà!
"Việt Nam chưa có các biện pháp phòng vệ thương mại đối với da giày, nhưng trong thực tế, biện pháp này thực sự cần thiết cho thị trường nội địa phát triển. Nếu Việt Nam có được hệ thống phòng vệ thương mại, chắc chắn sẽ kiểm soát và hạn chế được những sản phẩm có chứa hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến sản xuất và người tiêu dùng trong nước được nhập khẩu qua biên giới, qua đường mòn, lối mở". |
Nguồn: http://www.baocongthuong.com.vn
Các tin khác
- Bộ Công Thương dự thảo siết chặt nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà (14/05/2025)
- Quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (14/05/2025)
- Cá rô phi bước vào thị trường thịt trắng toàn cầu (14/05/2025)
- Australia vừa công nhận quả bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để nhập khẩu (14/05/2025)
- Bước ngoặt thương mại Mỹ - Trung: Không bên nào muốn 'tách rời' (14/05/2025)