Xuất khẩu hàng dệt may: Khởi sắc trở lại
15/06/2009 12:00
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước trong 5 tháng đầu năm 2009 mới chỉ đạt 28% kế hoạch, giảm 20% so với cùng kỳ 2008, nhưng những tín hiệu tốt từ thị trường cho thấy những cơ hội tích cực ngành dệt may trong thời gian sắp tới.
Theo Bộ Công Thương, trong tháng 5/2009 sản xuất của toàn ngành dệt may đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc rõ nét trong đó sản xuất vải và quần áo các loại đều tăng so với tháng trước. Đặc biệt vải dệt từ sợi bông đã tăng lên 3% và quần áo các loại tăng 8%. Hiệp hội dệt may (Vitas) cũng cho hay, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dệt may vào thị trường Nhật đang tăng mạnh. Trong 5 tháng đầu năm xuất khẩu dệt may vào thị trường này đã đạt gần 400 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ. Hiệp hội các nhà nhập khẩu dệt may Nhật Bản cho biết, nhập khẩu hàng may mặc từ Việt Nam tăng gần 30%. Vitas cho biết, nếu các doanh nghiệp vẫn duy trì được tốc độ xuất khẩu như hiện nay thì kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật bản trong năm 2009 sẽ tăng khoảng 18-20%, đạt từ 900 triệu đến 1 tỷ USD.
Bà Phạm Thị Dụ, Giám đốc Công ty may Tiền Tiến (Tiền Giang) nhận định: Từ giờ đến hết tháng 8, hoạt động của ngành dệt may tương đối ổn định do đang là mùa chính của mặt hàng này. Từ đầu năm đến nay, tuy giá xuất khẩu giảm từ 10- 15% nhưng kim ngạch xuất khẩu của công ty sang các thị trường Mỹ và EU vẫn tăng 10% do lượng xuất khẩu tăng
Kết quả khảo sát của Hội dệt may, thêu đan TP.Hồ Chí Minh tại một số doanh nghiệp dệt may trên địa bàn thành phố mới đây cũng cho thấy trong tháng 5 và tháng 6 số đơn hàng xuất khẩu mà các doanh nghiệp ký kết được đã tăng lên 10% so với các tháng trước và khá nhiều doanh nghiệp đã ổn định kế hoạch xuất khẩu đến quý 3.
Theo ông Phạm Xuân Hồng, Hiệp hội dệt may và thêu đan TP.Hồ Chí Minh, có 3 tín hiệu vui cho ngành dệt may trong thời gian sắp tới: các nhà nhập khẩu sau một thời gian “nghe ngóng” đã nắm được nhu cầu của thị trường và khẳng định được mức độ đơn hàng; thị trường Nhật Bản đang chuyển biến khá tốt sau hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản; đối thủ lớn là dệt may Trung Quốc đang bị sụt giảm uy tín sau nhiều thông tin không tốt về chất lượng hàng hóa và nhiều đơn hàng của các nhà nhập khẩu lớn trên thế giới đã và đang chuyển từ Trung Quốc sang các nước khác trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Hồng cho biết, nhiều doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động do một lượng lớn lao động và nhiều lao động bị cắt giảm tại một số doanh nghiệp không đủ đơn hàng trong thời gian qua đã về quê hoặc chuyển sang công việc khác.
Trong thời gian gần đây, để tăng sức tiêu thụ tại thị trường nội địa, ngành dệt may đã đã triển khai nhiều chương trình XTTM nội địa với nhiều hệ thống siêu thị bán hàng trực tiếp; mở rộng kênh phân phối bán lẻ, bán sỉ để đưa hàng về nông thôn; quan tâm tới các hoạt động tiếp thị, quảng bá sản phẩm nhằm khai thác tối đa thị trường trong nước.
Theo Bộ Công Thương, trong tháng 5/2009 sản xuất của toàn ngành dệt may đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc rõ nét trong đó sản xuất vải và quần áo các loại đều tăng so với tháng trước. Đặc biệt vải dệt từ sợi bông đã tăng lên 3% và quần áo các loại tăng 8%. Hiệp hội dệt may (Vitas) cũng cho hay, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dệt may vào thị trường Nhật đang tăng mạnh. Trong 5 tháng đầu năm xuất khẩu dệt may vào thị trường này đã đạt gần 400 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ. Hiệp hội các nhà nhập khẩu dệt may Nhật Bản cho biết, nhập khẩu hàng may mặc từ Việt Nam tăng gần 30%. Vitas cho biết, nếu các doanh nghiệp vẫn duy trì được tốc độ xuất khẩu như hiện nay thì kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật bản trong năm 2009 sẽ tăng khoảng 18-20%, đạt từ 900 triệu đến 1 tỷ USD.
Bà Phạm Thị Dụ, Giám đốc Công ty may Tiền Tiến (Tiền Giang) nhận định: Từ giờ đến hết tháng 8, hoạt động của ngành dệt may tương đối ổn định do đang là mùa chính của mặt hàng này. Từ đầu năm đến nay, tuy giá xuất khẩu giảm từ 10- 15% nhưng kim ngạch xuất khẩu của công ty sang các thị trường Mỹ và EU vẫn tăng 10% do lượng xuất khẩu tăng
Kết quả khảo sát của Hội dệt may, thêu đan TP.Hồ Chí Minh tại một số doanh nghiệp dệt may trên địa bàn thành phố mới đây cũng cho thấy trong tháng 5 và tháng 6 số đơn hàng xuất khẩu mà các doanh nghiệp ký kết được đã tăng lên 10% so với các tháng trước và khá nhiều doanh nghiệp đã ổn định kế hoạch xuất khẩu đến quý 3.
Theo ông Phạm Xuân Hồng, Hiệp hội dệt may và thêu đan TP.Hồ Chí Minh, có 3 tín hiệu vui cho ngành dệt may trong thời gian sắp tới: các nhà nhập khẩu sau một thời gian “nghe ngóng” đã nắm được nhu cầu của thị trường và khẳng định được mức độ đơn hàng; thị trường Nhật Bản đang chuyển biến khá tốt sau hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản; đối thủ lớn là dệt may Trung Quốc đang bị sụt giảm uy tín sau nhiều thông tin không tốt về chất lượng hàng hóa và nhiều đơn hàng của các nhà nhập khẩu lớn trên thế giới đã và đang chuyển từ Trung Quốc sang các nước khác trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Hồng cho biết, nhiều doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động do một lượng lớn lao động và nhiều lao động bị cắt giảm tại một số doanh nghiệp không đủ đơn hàng trong thời gian qua đã về quê hoặc chuyển sang công việc khác.
Trong thời gian gần đây, để tăng sức tiêu thụ tại thị trường nội địa, ngành dệt may đã đã triển khai nhiều chương trình XTTM nội địa với nhiều hệ thống siêu thị bán hàng trực tiếp; mở rộng kênh phân phối bán lẻ, bán sỉ để đưa hàng về nông thôn; quan tâm tới các hoạt động tiếp thị, quảng bá sản phẩm nhằm khai thác tối đa thị trường trong nước.
Nguồn: Báo công thương điện tử
Các tin khác
- Bộ Công Thương dự thảo siết chặt nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà (14/05/2025)
- Quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (14/05/2025)
- Cá rô phi bước vào thị trường thịt trắng toàn cầu (14/05/2025)
- Australia vừa công nhận quả bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để nhập khẩu (14/05/2025)
- Bước ngoặt thương mại Mỹ - Trung: Không bên nào muốn 'tách rời' (14/05/2025)