Xuất khẩu: Không tận dụng cơ hội, lợi thế vẫn chỉ ở tiềm năng
01/08/2014 12:00
Việt Nam tuy đã là quốc gia có tên tuổi trong bản đồ xuất khẩuthế giới đối với một số mặt hàng nông sản và công nghiệp như càphê, gạo, hạttiêu, tôm, cá tra và dệt may nhưng vẫn còn nhiều tồn tại làm ảnh hưởng đến chấtlượng và hiệu quả xuất khẩu.
Tại” Hội thảo Quốc gia đánh giá tiềm năng xuất khẩu” do Cục Hợp tác Kinh tếLiên bang Thụy Sỹ (SECO) phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương)tổ chức ngày 30/7, nhiều ý kiến cho rằng còn không ít bất cập trong những ngànhđược nhìn nhận là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam cũng như các mặt hàng mà ViệtNam đang có tiềm năng xuất khẩu.
Tận dụng tiềm năng
Đánh giá cao những thành quả đã đạt được trong lĩnh vực xuất khẩu thời gianqua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay cùng với sự chuyển dịchtích cực của cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, cơcấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được cải thiện theo hướng tăng sảnphẩm công nghiệp chế tạo và chế biến, giảm xuất thô và nâng cao giá trị giatăng trong kim ngạch xuất khẩu.
Hoạt động đánh giá tiềm năng xuất khẩu do Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừavà nhỏ Việt Nam được thực hiện ở cấp quốc gia và ở cấp vùng (Bắc, Trung vàNam), tập trung vào 5 lĩnh vực và ngành hàng là nông nghiệp, công nghiệp, dịchvụ, thủ công mỹ nghệ và thủy sản.
Đây là một trong những hoạt động trọng điểm, với mục tiêu là xác định các mặthàng có tiềm năng xuất khẩu ở cấp quốc gia và của từng khu vực nêu trên, để từđó xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển xuất khẩu ở cấp vùng trong giai đoạnchính của Chương trình.
Ông Miroslav Delaporte, Trưởng đại diện SECO tại Việt Nam nhận xét, ở Việt Nam,xuất khẩu hiện chiếm tỷ trọng trên 60% GDP và riêng năm 2013 có mức tăng trưởng15,3%, tức cao hơn hẳn mục tiêu tăng 12% đã được xác định từ trước.
Dự báo, kim ngạch xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tớithông qua việc vận dụng tốt các điều kiện, chính sách và sự mở rộng về đầu ratrên thị trường quốc tế. Xuất khẩu cũng sẽ tận dụng được tiềm năng, cơ hộitrong hội nhập để đóng góp xứng đáng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa; tập trung vào mục tiêu gia tăng tỷ lệhàng thuộc ngành chế biến, chế tạo, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm.
Báo cáo về tiềm năng xuất khẩu cho thấy những nhóm hàng có tiềm năng xuất khẩucao được nhìn nhận bao gồm sắn, cà phê, cao su, mây tre lá, tôm, điện và điện tử…Điểm đáng chú ý trong đó nhóm này là những mặt hàng có giá trị kim ngạch caonhư càphê, cao su, điện và điện tử… lại bộc lộ không ít hạn chế.
Đó là chủ yếu xuất thô, giá trị gia tăng thấp (cà phê, điện và điện tử); côngnghiệp phụ trợ kém phát triển (cao su)… Trong khi những mặt hàng có tiềm năngcao như sắn, tiêu và gia vị, mây tre lá, gốm sứ, cá ngừ… dù nhu cầu thị trườnglớn nhưng giá trị xuất khẩu vẫn ở mức thấp do quá phụ thuộc vào thị trườngTrung Quốc, chưa kể chủ yếu phải nhập khẩu nguyên liệu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ.
Một điểm đáng quan tâm là trong nhóm hàng có tiềm năng xuất khẩu thấp, gạo là mặthàng đứng đầu tiên. Dù doanh thu từ xuất khẩu mặt hàng này thường duy trì ở khoảng3 tỷ USD mỗi năm nhưng theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, nguyên nhân là do ViệtNam đang thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và khuyến khích đưa vào trồng các loạicây có lợi nhuận cao, bền vững hơn.
Mặt khác, thị trường gạo thế giới đang ở mức dư thừa dự trữ cùng với sự xuất hiệncủa những nhà cung cấp mới nên gạo Việt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt trên thịtrường xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các bất cập còn thể hiện qua các mặt như giá trị gia tăng của cácmặt hàng xuất khẩu thường mang lại thấp (do chưa có thương hiệu, xuất khẩu phầnlớn qua các bên trung gian…); chất lượng sản phẩm xuất khẩu cũng thấp (ngànhnông nghiệp, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ); cơ sở hạ tầng chế biến và vậntải kém …
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Tư vấn Trưởng Đánh giá tiềm năng xuất khẩu, điềuđáng quan tâm là Việt Nam vẫn đang dựa vào là lợi thế về chi phí nhân công vàđiều này đang trở nên ngày càng không bền vững trong hoạt động xuất khẩu.
Đặc biệt là với nhóm điện tử, dệt may và da giày thì phụ thuộc nhiều vào nguyênliệu nhập khẩu. Đây là những ngành xuất khẩu truyền thống với kim ngạch xuất khẩucao, thặng dư thương mại lớn vừa là những ngành thu hút nhiều lao động. Cácngành này đặc trưng cho việc khai thác lợi thế hiện tại của Việt Nam về chi phínhân công rẻ.
Tuy vậy, trong bối cảnh mức lương bình quân đang ngày càng tăng và sự chuyển dịchcơ cấu kinh tế giữa các vùng, miền đã dẫn tới nguy cơ thiếu hụt lao động ngàycàng rõ. Bên cạnh đó, yếu điểm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu hoặc linh kiệnnhập khẩu đang khiến doanh nghiệp phải chịu nhiều rủi ro mỗi khi có biến độnggiá và thời gian giao hàng. Đồng thời trực tiếp làm hạn chế năng lực cạnh tranhcủa các nhà cung ứng và cản trở sự nâng cấp hoạt động trong chuỗi giá trị củacác doanh nghiệp.
Hành động cũ, ưu tiên mới
Dựa trên kết quả phân tích, ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứuQuản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra các giải pháp ưu tiên cho từng ngànhhàng cụ thể.
Đơn cử, với ngành điện, điện tử cần hỗ trợ nhà cung ứng kết nối với khách hàngtiềm năng trong khối doanh nghiệp FDI và khách hàng nước ngoài hay hỗ trợ pháttriển các thương hiệu điện tử trong nước sản xuất.
Với ngành giày dép là đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao năng lựcthiết kế. Với lúa gạo thì cần chọn phân khúc thị trường gạo chất lượng cao và đặcsản cho xuất khẩu thời gian tới nhằm thúc đẩy sản xuất quy mô lớn…
Còn trên bình diện tổng thể, ông Đinh Văn Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứuthương mại (Bộ Công Thương) cũng đưa ra các giải pháp đã từng được nhắc đến nhiềuhay chỉ ra những tồn tại mà sau nhiều năm vẫn chưa có nhiều thay đổi. Chẳng hạnnhư về sự cần thiết xây dựng hệ thống thông tin thị trường cập nhật cho từngngành hàng trên một nền tảng chung nhất quán, cân nhắc khả năng chia sẻ tối đađể giảm thiểu những chi phí phát sinh không cần thiết.
Hiện nay đã có khá nhiều cơ sở dữ liệu thông tin thị trường, tuy nhiên, lạikhông mang tính hệ thống, không đầy đủ và có thể so sánh lẫn nhau theo tiêu chílựa chọn. Mặc dù vậy, bất cập này vẫn không có sự thay đổi dù ai cũng biết việcduy trì cơ sở dữ liệu riêng rẽ ở các cơ quan, ban ngành là tốn kém và hạn chếkhả năng khai thác hiệu quả các cơ sở dữ liệu.
Hay như tồn tại về một nền công nghiệp hỗ trợ yếu. Đây là vấn đề đã được đề cậpnhiều tại báo cáo ngành, thậm chí là các văn bản quy hoạch, chiến lược củaChính phủ. Tuy nhiên, việc triển khai trên thực tế chưa mấy hiệu quả. Với nhữngcơ hội tiềm năng mà các hiệp định thương mại Việt Nam đang đàm phán sẽ mang lại,phát triển công nghiệp phụ trợ lại nổi lên là cơ hội lớn mà các nhà đầu tư nướcngoài đã rất nhanh nhạy nắm bắt.
Nhằm hướng tới mục tiêu xuất khẩu bền vững, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng địnhtới đây Việt Nam sẽ tập trung phát triển các mặt hàng công nghệ mới có giá trịgia tăng cao, hàm lượng công nghiệp và chất xám cao trên cơ sở thu hút mạnh đầutư trong nước và nước ngoài vào các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu. Đồngthời, chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng giảm nhập khẩu hàng thô,tăng tỷ trọng hàng công nghiệp đặc biệt là hàng công nghiệp chế tạo điện tử, viễnthông, vật liệu xây dựng.
“Phát triển xuất khẩu chính là con đường nhanh nhất để Việt Nam thâm nhập sâu hơnvào chuỗi giá trị toàn cầu, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới,” Thứ trưởngnói./.
Nguồn: TTXVN
Các tin khác
- Ông Trump sẽ gửi đợt thư thông báo thuế đầu tiên cho các nước vào tối nay (08/07/2025)
- Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng, tăng trưởng 14,4% trong 6 tháng đầu năm (07/07/2025)
- Xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ suy giảm mạnh trong tháng 6/2025 (07/07/2025)
- Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc (07/07/2025)
- Việt Nam xuất khẩu gần 5 triệu tấn gạo (07/07/2025)