Xuất khẩu mặt hàng Giày dép của Việt Nam vào thị trường Châu Âu – Thuận lợi và khó khăn
19/12/2015 12:00
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2013, EU đã vươn lên vị trí thứ nhất và trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt 24,33 tỷ USD, tăng 19,8% so với năm 2012 và chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường EU chiếm tỷ trọng cao, như: điện thoại nguyên chiếc và linh kiện điện thoại, giày dép, máy tính và linh kiện điện tử, hàng dệt may.
Trong đó, xuất khẩu giày dép đã góp phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam là một trong những nước đứng đầu trên thế giới về xuất khẩu giày dép (đứng đầu là Trung Quốc). Các bạn hàng chính của Việt Nam đều là những thị trường lớn trên thế giới như đứng đầu là Liên minh Châu Âu (EU) (2,963 tỉ USD năm 2013), tiếp theo là Hoa Kỳ (2,831 tỉ USD năm 2013), và các nước Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,…Có thể nói thị trường EU là một thị trường trọng điểm, quan trọng bậc nhất đối với Việt Nam nói chung và ngành giày dép xuất khẩu nói riêng. Mặc dù vậy, xuất khẩu giày dép sang EU cũng gặp những khó khăn, rào cản. Bên cạnh việc phải chịu mức thuế nhập khẩu khá cao (từ 8% đến 17% đối với mặt hàng giày dép - thuộc Chương 64 trong Biểu thuế quan hài hòa), giày dép xuất khẩu của Việt Nam đã từng phải gánh mức thuế chống bán phá giá lên tới 10% từ năm 2006 đến năm 2011).
Việc lệnh áp thuế chống bán phá giá đã chấm dứt (năm 2011) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU dự kiến được ký kết trong thời gian tới sẽ mở ra cơ hội lớn dành cho doanh nghiệp xuất khẩu giày dép Việt Nam trên con đường cạnh tranh tại thị trường EU.
1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng giày dép trên thế giới
a. Tình hình sản xuất và tiêu thụ giày dép trên thế giới
Theo Tạp chí World Footwear năm 2013 sản xuất giày dép trên toàn thế giới lần đầu tiên đạt trên 22 tỷ đôi. Cơ cấu các nước sản xuất hầu như không thay đổi so với các năm trước. Tính chung châu Á làm ra 87% tổng sản lượng giày dép toàn cầu, tỷ lệ này không thay đổi trong 3 năm qua. Trung Quốc đứng đầu, chiếm 2/3 tổng số giày dép bán ra trên thế giới (cứ 3 đôi giày bán trên thế giới thì 2 đôi sản xuất tại Trung Quốc).
Bảng 1: Thị phần sản xuất giày dép trên toàn cầu năm 2013
Trong đó, xuất khẩu giày dép đã góp phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam là một trong những nước đứng đầu trên thế giới về xuất khẩu giày dép (đứng đầu là Trung Quốc). Các bạn hàng chính của Việt Nam đều là những thị trường lớn trên thế giới như đứng đầu là Liên minh Châu Âu (EU) (2,963 tỉ USD năm 2013), tiếp theo là Hoa Kỳ (2,831 tỉ USD năm 2013), và các nước Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,…Có thể nói thị trường EU là một thị trường trọng điểm, quan trọng bậc nhất đối với Việt Nam nói chung và ngành giày dép xuất khẩu nói riêng. Mặc dù vậy, xuất khẩu giày dép sang EU cũng gặp những khó khăn, rào cản. Bên cạnh việc phải chịu mức thuế nhập khẩu khá cao (từ 8% đến 17% đối với mặt hàng giày dép - thuộc Chương 64 trong Biểu thuế quan hài hòa), giày dép xuất khẩu của Việt Nam đã từng phải gánh mức thuế chống bán phá giá lên tới 10% từ năm 2006 đến năm 2011).
Việc lệnh áp thuế chống bán phá giá đã chấm dứt (năm 2011) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU dự kiến được ký kết trong thời gian tới sẽ mở ra cơ hội lớn dành cho doanh nghiệp xuất khẩu giày dép Việt Nam trên con đường cạnh tranh tại thị trường EU.
1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng giày dép trên thế giới
a. Tình hình sản xuất và tiêu thụ giày dép trên thế giới
Theo Tạp chí World Footwear năm 2013 sản xuất giày dép trên toàn thế giới lần đầu tiên đạt trên 22 tỷ đôi. Cơ cấu các nước sản xuất hầu như không thay đổi so với các năm trước. Tính chung châu Á làm ra 87% tổng sản lượng giày dép toàn cầu, tỷ lệ này không thay đổi trong 3 năm qua. Trung Quốc đứng đầu, chiếm 2/3 tổng số giày dép bán ra trên thế giới (cứ 3 đôi giày bán trên thế giới thì 2 đôi sản xuất tại Trung Quốc).
Bảng 1: Thị phần sản xuất giày dép trên toàn cầu năm 2013
Châu lục | Sản lượng 2013 | |
1 | Châu Á | 87% |
2 | Nam Mỹ | 5% |
3 | Châu Âu | 4% |
4 | Bắc Mỹ | 2% |
5 | Châu Phi | 2% |
6 | Châu Đại Dương | 0% |
Bảng 2: Top 10 nước sản xuất lớn nhất 2012
Nước | Sản lượng 2012 (triệu đôi) |
Thị phần | |
1 | Trung Quốc | 13.300 | 63.1% |
2 | Ấn Độ | 2.194 | 10.4% |
3 | Brazil | 864 | 4.1% |
4 | Việt Nam | 681 | 3.2% |
5 | Indonesia | 667 | 3.2% |
6 | Pakistan | 358 | 1.7% |
7 | Bangladesh | 285 | 1.4% |
8 | Thổ Nhĩ Kỳ | 257 | 1.2% |
9 | Mexico | 244 | 1.2% |
10 | Italia | 199 | 0.9% |
Toàn thế giới | 21 triệu đôi | 100% |
b. Tình hìnhxuất khẩu giày dép trên thế giới
Cũng theo Tạp chí World Footwear năm 2013 xuất khẩu giày dép toàn cầu đạt 14,4 tỷ đôi (tăng 7%) và trị giá đạt 119.000 triệu USD (119 tỷ USD), tăng 12% so với năm 2012. Trung Quốc tiếp tục đứng đầu xuất khẩu, năm 2013 chiếm 40% tổng trị giá xuất khẩu giày dép toàn cầu. Italia và Việt Nam thứ hai và thứ ba, nhưng cách xa Trung Quốc. Thứ tự các nước xuất khẩu không đổi so với năm trước, trừ Mỹ giành vị trí 15 của Panama.
Giá xuất khẩu giày dép trung bình của thế giới đã tăng từ mức 5,82 USD/đôi năm 2003 lên 8,27 USD/đôi năm 2013, tức là đã tăng 42% trong 10 năm qua. Thực tế, giá xuất khẩu giày dép trung bình của thế giới tăng không đều. Năm 2008, giá xuất khẩu trung bình đạt 7,23 USD/đôi, nhưng năm 2010 giảm còn 6,66 USD/đôi, phản ánh tình hình kinh tế khó khăn trong giai đoạn 2008-2010. Sau đó giá lại tăng lên và đạt 8,27 USD/đôi năm 2013.
Bảng 3: Top 15 nước xuất khẩu lớn nhất 2013 (về trị giá)
Cũng theo Tạp chí World Footwear năm 2013 xuất khẩu giày dép toàn cầu đạt 14,4 tỷ đôi (tăng 7%) và trị giá đạt 119.000 triệu USD (119 tỷ USD), tăng 12% so với năm 2012. Trung Quốc tiếp tục đứng đầu xuất khẩu, năm 2013 chiếm 40% tổng trị giá xuất khẩu giày dép toàn cầu. Italia và Việt Nam thứ hai và thứ ba, nhưng cách xa Trung Quốc. Thứ tự các nước xuất khẩu không đổi so với năm trước, trừ Mỹ giành vị trí 15 của Panama.
Giá xuất khẩu giày dép trung bình của thế giới đã tăng từ mức 5,82 USD/đôi năm 2003 lên 8,27 USD/đôi năm 2013, tức là đã tăng 42% trong 10 năm qua. Thực tế, giá xuất khẩu giày dép trung bình của thế giới tăng không đều. Năm 2008, giá xuất khẩu trung bình đạt 7,23 USD/đôi, nhưng năm 2010 giảm còn 6,66 USD/đôi, phản ánh tình hình kinh tế khó khăn trong giai đoạn 2008-2010. Sau đó giá lại tăng lên và đạt 8,27 USD/đôi năm 2013.
Bảng 3: Top 15 nước xuất khẩu lớn nhất 2013 (về trị giá)
TT | Nước | Trị giá 2013 (Triệu USD) |
Thị phần | Giá XK trung bình (USD) |
1 | Trung Quốc | 48.145 | 40,4% | 4.55 |
2 | Italia | 10.722 | 9,0% | 48.78 |
3 | Việt Nam | 10.030 | 8,4% | 15.44 |
4 | Hong Kong | 4.848 | 4,1% | 15.46 |
5 | Bỉ | 4.688 | 3,9% | 23.89 |
6 | Đức | 4.446 | 3,7% | 23.73 |
7 | Indonesia | 3.755 | 3,2% | 21.12 |
8 | Hà Lan | 3.201 | 2,7% | 20.51 |
9 | Tây Ban Nha | 3.036 | 2,6% | 21.70 |
10 | Pháp | 2.717 | 2,3% | 30.78 |
11 | Bồ Đào Nha | 2.305 | 1,9% | 31.01 |
12 | Ấn Độ | 2.268 | 1,9% | 13.14 |
13 | Anh | 1.876 | 1,6% | 13.02 |
14 | Rumani | 1.304 | 1,1% | 24.75 |
15 | Hoa Kỳ | 1.165 | 1,0% | 14.11 |
Tổng 15 nước | 104.506 | 87,8% |
Giá xuất khẩu trung bình của từng nước phản ánh chủng loại và phẩm cấp sản phẩm xuất khẩu của nước đó: Trung Quốc có giá trung bình xuất khẩu thấpnhất (4,55 USD/đôi) vì chủ yếu xuất khẩu sản phẩm chất lượng thấp, giá rẻ. Italia có giá xuất khẩu trung bình cao nhất (48,78 USD/đôi) vì chủ yếu xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao, giá cao.
2. Tình hình xuất khẩu giày dép của Việt Nam
Trong nhiều năm qua, giày dép xuất khẩu của Việt Nam đã có những bước tăng trưởng bất chấp rào cản thuế quan từ các thị trường lớn. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép đều có xu hướng tăng đều (với tỷ lệ tăng trưởng trung bình khoảng 14% một năm). Đặc biệt kể từ năm 2011 trở đi, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đã tăng đáng kể (năm 2011, tăng 28%, năm 2012 tăng 11%, năm 2013 tăng 19%).
Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam

Ngoài ra về thị phần các thị trường xuất khẩu của Việt Nam (Hình 2), trong năm 2013 giày dép xuất khẩu của Việt Nam đạt trị giá 8,5 tỷ USD, trong đó chỉ riêng 02 thị trường lớn nhất là EU và Hoa Kỳ đã chiếm tổng cộng 5,8 tỷ USD (tương đương 68% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành giày dép).Kim ngạch xuất khẩu giày dép của sang EU đạt khoảng 10,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU (28,11 tỷ năm 2013), đứng thứ hai sau các mặt hàng về điện thoại di động và linh kiện điện tử
Hình 2: Xuất khẩu giày dép vào một số thị trường chính của Việt Nam (triệu USD)

Về thị phần xuất khẩu sang EU (Hình 3), dù Việt Nam đạt được thành công nhất định trong tăng trưởng xuất khẩu sang EU, nhưng Trung Quốc vẫn là nước chiếm thị phần lớn nhất tại thị trường Châu Âu với tỷ lệ 44.6%, sau đó là Việt Nam (15,64%) Indonesia (7.56%) và Ấn Độ (6.33%). Có thể thấy được rằng, giày dép vẫn là một ngành thế mạnh của Trung Quốc khi chiếm tỷ lệ rất lớn và cũng là đối thủ cạnh tranh chính đối với giày của Việt Nam.
Hình 3: Thị phần nhập khẩu giày dép của EU (năm 2013)
Hình 3: Thị phần nhập khẩu giày dép của EU (năm 2013)

3. Cơ hội và thách thức đối với ngành giày dép xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới
a. Không còn phải chịu thuế chống bán phá giá
Ngày 16/03/2011, Ủy ban Châu Âu ra thông báo chính thức chấm dứt lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, thuế chống bán phá giá áp đặt lên các sản phẩm giày mũ da có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc sẽ được dỡ bỏ kể từ ngày 01/04/2011 sau hơn 3 năm bị áp thuế.
Các sản phẩm giày mũ da không còn bị áp thuế chống bán phá giá với tỷ lệ 10% khi xuất khẩu vào EU là một thuân lợi lớn dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, xét ở khía cạnh khác, sản phẩm giày Việt Namcó bất lợi hơn so với Trung Quốc sau khi bỏ áp thuế. Trước đây, EU áp mức thuế đối với giày mũ da Việt Namlà 10%, Trung Quốc đến 16,5%. Mức chênh lệch 6,5% mà giày mũ da Trung Quốc chịu thuế cao hơn đã phần nào tạo cho giày mũ da VN dễ cạnh tranh hơn tại thị trường này. Nay khi cả hai không bị áp thuế chống phá giá, vô tình giày Việt Namsẽ gặp bất lợi trong cạnh tranh tay đôi với giày Trung Quốc.
b. Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mới của EU
Liên minh châu Âu (EU) công bố Chương trình Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mới dành cho các nước đang phát triển từ ngày 1/1/2014, sẽ tạo cơ hội tốt cho doanh nghiệp (DN) giày dép Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. Theo GSP mới, cơ chế này sẽ không được áp dụng cho một nước khi tổng nhập khẩu hàng hóa vào EU thuộc một mục sản phẩm của một nước vượt quá 17,5% tổng nhập khẩu hàng hóa tương tự từ tất cả các nước đang hưởng GSP của EU trong vòng 3 năm.
Như vậy, tuy Trung Quốc (đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam) và một số nước bị loại khỏi diện GSP thì thị phần hàng hóa của Việt Nam dự kiến sẽ tăng, nhưng cũng không có nghĩa tăng tương ứng về tỷ lệ vì còn phải cạnh tranh với nhiều đối thủ. Đồng thời, từ một góc độ khác, hưởng lợi từ GSP cũng mang đến những thách thức không nhỏ dành cho các doanh nghiệp Việt Nam:
- Thứ nhất, việc GSP mới giúp Việt Nam tăng xuất khẩu vào EU có thể sẽ khiến các nước sản xuất giày tại EU lo ngại mất thị trường, tạo áp lực buộc EU tăng các biện pháp bảo hộ và áp đặt thêm những rào cản kỹ thuật phi thuế quan mới.
- Thứ hai, xuất khẩu giày dép của Việt Nam đang ở mức khá cao và dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, khi thị phần từ các nước khác đang giảm xuống, Việt Nam sẽ lại sớm vượt qua ngưỡng “trưởng thành” sau năm 2014. Lúc này những ưu đãi GSP của EU sẽ không còn tác dụng đối với xuất khẩu giày của Việt Nam.
Thứ ba, quy tắc xuất xứ đối với GSP khá phức tạp sẽ hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân chính khiến cho tỷ lệ sử dụng GSP của nhiều nước đang phát triển đạt thấp vì khó đáp ứng.
c. Hiệp định thương mại tự do FTA Việt Nam – EU (EVFTA)
Với 500 triệu người tiêu dùng và GDP hơn 17.000 tỷ USD của EU, việc ký kết EVFTA sẽ là một cú hích quan trọng để Việt Nam tiếp tục thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại với EU. Về xuất khẩu, hiện nay mức thuế giày dép Việt Nam phải chịu khi vào EU là khoảng 8% - 17%. Như vậy, khi EVFTA chính thức có hiệu lực, giày dép Việt Nam khi vào thị trường EU sẽ được lợi về mặt thuế suất, góp phần làm tăng tính cạnh tranh của mặt hàng này tại EU.
Tuy nhiên, tự do hóa thương mại cũng sẽ tạo ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể:
(i)Tiêu chuẩn do EU áp đặt nằm trong số các tiêu chuẩn khắt khe và khó đạt được nhất với chi phí cao nhất trên thế giới. Các quy định nghiêm ngặt về môi trường và biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) luôn là thách thức đối với các nước đang phát triển nói chung và với Việt Nam nói riêng.
(ii) Bên cạnh đó, khi hoạt động xuất khẩu vào thị trường EU được đẩy mạnh, thì nguy cơ các doanh nghiệp phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá sẽ thường xuyên hơn và ở mức độ rộng hơn. Thế nhưng, lĩnh vực này các doanh nghiệp trong nước còn ít kinh nghiệm xử lý.
(iii) Cuối cùng, việc ký kết FTA Việt Nam - EU cũng tạo ra nguy cơ các doanh nghiệp Việt Nam bị thôn tính, cũng như tăng nguy cơ khiến Việt Nam rơi vào “bẫy tự do hóa thương mại” nếu kinh tế trong nước không có những cải cách sâu rộng.
Ngày: 18/12/2015
Nguồn: canhbaosom.vn
Nguồn: canhbaosom.vn
Các tin khác
- Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (05/07/2025)
- Vương quốc Anh thông báo kết luận rà soát biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm thép nhập khẩu (04/07/2025)
- Hiểu thế nào về mức thuế đối ứng 20% Mỹ áp cho Việt Nam? (04/07/2025)
- Chờ lối đi ‘sắc bén’ hơn cho xuất khẩu trước thỏa thuận thuế quan mới (04/07/2025)
- Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản chậm lại, đối mặt nhiều rủi ro từ chính sách thuế của Hoa Kỳ (04/07/2025)