Xuất khẩu mặt hàng rau quả Việt Nam quý III năm 2014

05/11/2014 12:00 - 719 lượt xem

Những năm gần đây, mặt hàng rau quả của Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh và khá vững chắc với tốc độ 30%/năm. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả đạt 1,07 tỷ USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là mức kim ngạch cao nhất từ năm 2009 đến nay, cũng là lần đầu tiên xuất khẩu rau quả đạt mức kim ngạch tỷ đô la.

Tính đến hết quý III năm 2014, kim ngạch này đạt 1,16 tỷ USD, tăng 45,2% so với cùng kỳ 9 tháng năm 2013.

Trong đó, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, vẫn là ba thị trường lớn nhập khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất, với 321,48 triệu USD, tăng 43,84% so với 9 tháng năm 2013, chiếm 27,71% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam, với các mặt hàng chủ yếu như xoài, vải, nhãn, chuối, thanh long, dừa và dứa. Đứng thứ hai là Nhật Bản, chiếm 4,84% thị phần, với 56,26 triệu USD, tăng 21,36% so với cùng kỳ quý III năm 2013. Hàn Quốc là nước đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này, với 43,69 triệu USD, tăng 101,26%, chiếm 3,77% kim ngạch xuất khẩu.

Về tăng trưởng kim ngạch, so với 9 tháng đầu năm, có 3 thị trường có sự tăng trưởng đột biến, cụ thể là Hồng Kông (tăng 170,40%; ứng với 11,04 triệu USD), Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (tăng 129,71%, ứng với 9,12 triệu USD), Hàn Quốc (tăng 101,26%, ứng với 43,69 triệu USD). Hầu hết các thị trường đều có sự tăng trưởng dương, cho thấy mặt hàng rau quả Việt Nam có nhiều đơn hàng hơn sang các nước trên thế giới. Tuy nhiên có 3/23 thị trường có sự sụt giảm kim ngạch, đó là Campuchia (-64,44%), Indonesia (-25,04%), Đức (-3,2%).

Dưới đây, là những mặt hàng có kim ngạch cao trong nhóm hàng rau quả của Việt Nam năm 2013 (theo mã HS 6 số):

Mã HS

Tên mặt hàng

Kim ngạch
( triệu USD)

% tăng trưởng so với năm 2012

080711

Quả dưa hấu

50.22

278916.67

080112

Cùi dừa (cơm dừa)

45.58

1256.86

070960

Quả ớt thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta, tươi hoặc khô

39.70

42.42

081190

Quả và quả hạch, đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất làm ngọt khác (loại khác)

29.07

103.16

080111

Dừa đã qua nạo sấy

21.91

-53.46

070310

Hành tây và hẹ tây, tươi hoặc ướp lạnh

11.88

-32.04

071040

ngô ngọt, đông lạnh

8.68

37.01

071159

Nấm và nấm cục, bảo quản tạm thời, ví dụ, bằng diox lưu huỳnh

5.34

160.17

080390

Chuối, kể cả chuối lá, tươi hoặc khô

4.23

19.03

080550

Quả chanh (Citrus limon, Citrus limonum) và quả chấp (Citrus aurantifolia, Citrus latifolia)

3.94

24.74

071290

Rau khô, ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc ở dạng bột, nhưng chưa chế biến thêm

3.80

-26.87

070490

Bắp cải, hoa lơ, su hào, cải xoăn và cây họ bắp cải ăn được tương tự, tươi hoặc ướp lạnh

3.78

-17.04

070999

Rau khác, tươi hoặc ướp lạnh

3.28

-55.17

'080119

Dừa, không bao gồm nạo sấy

2.53

-91.01

080262

Hạt macadamia (Macadamia nuts) đã bóc vỏ

1.97

-83.33

Hiện nay, thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam, chủ yếu qua đường tiểu ngạch, do vậy việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, và rủi ro, không ổn định. Cùng với đó, 5 trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực phẩm khi xuất khẩu hàng rau quả sang EU sẽ ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu rau quả sang nhiều nước trong khối EU của Việt Nam nói riêng, và uy tín của mặt hàng rau quả trên thị trường quốc tế. Đây là những khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải khắc phục trong thời gian tới.

Nguồn: Vietnam Export
Quảng cáo sản phẩm