Xuất khẩu rau quả tăng mạnh ở nhiều thị trường khó tính
12/03/2021 12:00
Sau khi giảm liên tiếp kể từ tháng 9/2020, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã bật tăng trở lại trong 2 tháng đầu năm nay.
Đặc biệt, tỷ trọng xuất khẩu rau quả Việt Nam vào các thị trường có tiếng là khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản đang gia tăng dần. Tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định tự do thương mại đang mang lại sự thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu trái cây của Việt Nam.
Chỉ 1 năm trước, phần lớn chuối ở khu vực Trảng Bom, Đồng Nai được bán cho thương lái Trung Quốc mua tại vườn, nhưng giờ đây những sản phẩm này đã bắt đầu có passport sang thị trường châu Âu như: Anh, CH Czech... Dự kiến, trong tháng 3 này, 4 container chuối tiếp tục lên đường sang EU.
Con đường làm passport cho sản phẩm chuối của nông dân tại đây chỉ mới bắt đầu từ giữa năm 2020 khi EVFTA có hiệu lực. Điều đáng chú ý, trong khi giá nhập khẩu bình quân chuối từ các thị trường chính vào EU đều giảm, giá nhập khẩu chuối bình quân từ Việt Nam tăng 16,4%.
Cộng dồn 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu rau quả ước đạt hơn 575 triệu USD, tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, thị trường đã có sự chuyển dịch rõ rệt, giảm dần phụ thuộc vào một thị trường lớn là Trung Quốc… và tăng hơn ở các thị trường như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU. Tuy nhiên, thách thức của năm 2021 là việc có thể nâng cao chất lượng.
"So với các năm trước, công nghệ chế biến, sản phẩm chế biến của mình chỉ có 10 - 15%, năm vừa qua tăng lên 25%. Tôi nghĩ trong năm 2021 sẽ tăng hơn công nghệ chế biến", ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết.
"Cần tập trung nguồn lực để chúng ta có tổ hợp chế biến tại các địa phương nhằm giải quyết vùng nguyên liệu, giảm tổn thất sau thu hoạch, giải quyết vấn đề sinh kế cho bà con nông dân và cả vấn đề được mùa mất giá", ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN&PTNT, nhận định.
Năm 2020, COVID-19 khiến xuất khẩu rau quả lỡ hẹn với mốc 4 tỷ USD, nên kỳ vọng này được dời sang năm nay. Tuy khó khăn nhưng dư địa của ngành rau quả tại thị trường thế giới vẫn còn rất lớn trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do như: EVFTA, UKVFTA, RCEP. Vì vậy, để đạt mục tiêu, ngành rau quả Việt Nam cần nâng cao chất lượng để tận dụng tốt bệ đỡ từ các hiệp định này.
Đặc biệt, tỷ trọng xuất khẩu rau quả Việt Nam vào các thị trường có tiếng là khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản đang gia tăng dần. Tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định tự do thương mại đang mang lại sự thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu trái cây của Việt Nam.
Chỉ 1 năm trước, phần lớn chuối ở khu vực Trảng Bom, Đồng Nai được bán cho thương lái Trung Quốc mua tại vườn, nhưng giờ đây những sản phẩm này đã bắt đầu có passport sang thị trường châu Âu như: Anh, CH Czech... Dự kiến, trong tháng 3 này, 4 container chuối tiếp tục lên đường sang EU.
Con đường làm passport cho sản phẩm chuối của nông dân tại đây chỉ mới bắt đầu từ giữa năm 2020 khi EVFTA có hiệu lực. Điều đáng chú ý, trong khi giá nhập khẩu bình quân chuối từ các thị trường chính vào EU đều giảm, giá nhập khẩu chuối bình quân từ Việt Nam tăng 16,4%.
Cộng dồn 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu rau quả ước đạt hơn 575 triệu USD, tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, thị trường đã có sự chuyển dịch rõ rệt, giảm dần phụ thuộc vào một thị trường lớn là Trung Quốc… và tăng hơn ở các thị trường như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU. Tuy nhiên, thách thức của năm 2021 là việc có thể nâng cao chất lượng.
"So với các năm trước, công nghệ chế biến, sản phẩm chế biến của mình chỉ có 10 - 15%, năm vừa qua tăng lên 25%. Tôi nghĩ trong năm 2021 sẽ tăng hơn công nghệ chế biến", ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết.
"Cần tập trung nguồn lực để chúng ta có tổ hợp chế biến tại các địa phương nhằm giải quyết vùng nguyên liệu, giảm tổn thất sau thu hoạch, giải quyết vấn đề sinh kế cho bà con nông dân và cả vấn đề được mùa mất giá", ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN&PTNT, nhận định.
Năm 2020, COVID-19 khiến xuất khẩu rau quả lỡ hẹn với mốc 4 tỷ USD, nên kỳ vọng này được dời sang năm nay. Tuy khó khăn nhưng dư địa của ngành rau quả tại thị trường thế giới vẫn còn rất lớn trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do như: EVFTA, UKVFTA, RCEP. Vì vậy, để đạt mục tiêu, ngành rau quả Việt Nam cần nâng cao chất lượng để tận dụng tốt bệ đỡ từ các hiệp định này.
Nguồn: Báo điện tử VTV
Các tin khác
- Ông Trump sẽ gửi đợt thư thông báo thuế đầu tiên cho các nước vào tối nay (08/07/2025)
- Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng, tăng trưởng 14,4% trong 6 tháng đầu năm (07/07/2025)
- Xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ suy giảm mạnh trong tháng 6/2025 (07/07/2025)
- Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc (07/07/2025)
- Việt Nam xuất khẩu gần 5 triệu tấn gạo (07/07/2025)