Xuất khẩu rau, quả: Việt Nam vào top 5 thế giới
19/12/2011 12:00
Với kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2011 đạt 515 triệu USD, ngành rau, quả(RQ) Việt Nam đã lọt vào top 5 nước sản xuất mặt hàng này lớn nhất trên thếgiới - theo một công bố mới nhất của Hiệp hội RQ Việt Nam.
Khả quan
Sau một thời gian dài lẹt đẹt, sản xuất chủ yếu để ăn, thậm chí phải nhậpkhẩu từ nước ngoài về, năm 2011, ngành RQ nước ta đã “ngóc” đầu lên được.
Ông Đinh Cao Khuê- Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty RQ ViệtNam cho biết: “Trong năm 2011, xuất khẩu RQ đã có bước tăng đột biến tới 40,6%so với năm 2010 là nhờ vào sự tăng trưởng đột biến ở các thị trường châu Á,đứng đầu là Trung Quốc, tiếp đến là Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc…”.
Cụ thể, tính đến thời điểm này, Việt
Theo ông Khuê, hiện các sản phẩm như nước quả cô đặc, quả đóng hộp, gần đâycó thêm ngô ngọt, vải tươi là những mặt hàng được ưa chuộng và có tốc độ tiêuthụ nhanh nhất. Trong năm vừa qua, Nhật Bản đã bắt đầu nhập khẩu vải tươi, ngôngọt; Hàn Quốc tiếp tục nhập khẩu ớt và từ năm 2012, nước này sẽ lần đầu tiênnhập khoai tây của Việt Nam.
Ông Đoàn Xuân Hòa- Phó Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sảnvà nghề muối (Bộ NNPTNT) đánh giá: “Có một điểm nổi bật của ngành RQ trong năm2011 là chúng ta đã xuất siêu được sang Trung Quốc, nước vốn trước đây chúng tathường phải đi nhập khẩu nhiều RQ của họ, điều này chứng tỏ Việt Nam đang có ưuthế lớn về sản xuất mặt hàng này”.
Tuy nhiên, theo ông Hòa, để đạt được mục tiêu giá trị và sản lượng RQ chế biếncó giá trị cao, chúng ta cần triển khai việc nghiên cứu các giống RQ cho năngsuất cao, chất lượng tốt, đặc biệt cần xây dựng các vùng sản xuất tập trung,đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
Thiếu nguyên liệu chế biến
Một vấn đề nan giải hiện nay là, Việt
Theo ông Hồ Quang Đấu- Phó Chủ tịch Hiệp hội RQ Việt Nam, nước ta hiện códiện tích trồng RQ lên tới 1,5 triệu ha tại tất cả các vùng miền trên cả nước,song trên thực tế sản xuất vẫn còn rất manh mún, thiếu các vùng sản xuất tậptrung quy mô lớn, do đó chất lượng sản phẩm không đồng đều, ảnh hưởng đến giátrị xuất khẩu.
Ông Đinh Cao Khuê cho rằng: “Tại các tỉnh miền Bắc hiện có 30 nhà máy chếbiến RQ, nhưng nguyên liệu rất ít, không đảm bảo công suất chế biến, ngay nhưCông ty CP Chế biến thực phẩm RQ Đồng Giao của chúng tôi, nếu chế biến 3-4 containerchuối thì được, nhưng nếu bạn hàng có nhu cầu nhập 100 container thì chịu,không lấy đâu ra nguyên liệu để chế biến”.
Một hạn chế lớn nữa, theo ông Khuê là việc cấp phép cho các nhà máy chế biếnRQ xuất khẩu hiện nay quá dễ dãi, chưa có tiêu chí rõ ràng. “Chúng ta phải xácđịnh, thành lập một nhà máy chế biến cũng như một trường đại học, nghĩa là phảicó đủ tiêu chí như có kỹ sư, công nghệ hiện đại, sạch, an toàn, bởi chỉ cần mộtnhà máy làm ẩu là sẽ ảnh hưởng đến uy tín xuất khẩu cả nước. Để làm được điềunày, các cơ quan quản lý nhà nước phải thực sự vào cuộc”.
Còn theo ông Phạm Văn Dư- Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), để cónguồn nguyên liệu RQ ổn định, chúng ta cần tiếp tục chương trình phát triển RQtrên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng của cácvùng, hướng đến sản xuất chuyên canh, sử dụng công nghệ tiên tiến. Mặt khác,nên tập trung phát triển các loại sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản xuất theoquy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và ứng dụng công nghệ sau thu hoạchtiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Nguồn: www.cafef.vn
Các tin khác
- Bộ Công Thương dự thảo siết chặt nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà (14/05/2025)
- Quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (14/05/2025)
- Cá rô phi bước vào thị trường thịt trắng toàn cầu (14/05/2025)
- Australia vừa công nhận quả bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để nhập khẩu (14/05/2025)
- Bước ngoặt thương mại Mỹ - Trung: Không bên nào muốn 'tách rời' (14/05/2025)