Xuất khẩu sang Hoa Kỳ: Chất lượng trên hết
19/11/2015 12:00
(Chinhphu.vn) - Ngày 17/11, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) tổ chức Diễn đàn xuất khẩu 2015 với chủ đề “Giải pháp thâm nhập thị trường Hoa Kỳ và Mỹ Latin”.
![]() |
Ảnh: VGP/Lê Anh |
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Theo Vụ Thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương), tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 36,3 tỉ USD năm 2014, trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ lên tới gần 30,6 tỉ USD, tăng 24% so với năm 2013.
Tuy nhiên, mặc dù xuất siêu sang Hoa Kỳ nhưng tổng thị phần xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 1,3% trong tổng nhập khẩu của quốc gia này năm 2014.
Nói về thị trường Hoa Kỳ, ông Nguyễn Duy Khiên, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Mỹ cho rằng thách thức đối với Việt Nam khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ gồm sự cạnh tranh quyết liệt từ nhiều nước; luật lệ phức tạp, nhiều rào cản thương mại và kỹ thuật; doanh nghiệp (DN) Việt Nam gia công là chủ yếu và phải cạnh tranh sản xuất và xuất khẩu với các DN FDI tại Việt Nam.
Ông Herb Cochran, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ (Amcham) tại TPHCM cho rằng, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại cơ hội rất lớn cho các DN xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất để tận dụng được các lợi thế này là các DN Việt Nam phải tuân thủ các hàng rào kỹ thuật mà thị trường các nước trong TPP quy định, nhất là Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, hiện nay, các DN Việt Nam đa phần là các DN nhỏ và vừa, công nghệ lạc hậu, năng lực tài chính còn hạn chế. Vậy nên, để đáp ứng được các yêu cầu về mặt kỹ thuật, các DN này cần phải tái cấu trúc, nâng cao chất lượng sản phẩm và liên kết, tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các DN FDI và các DN toàn cầu lớn.
Chia sẻ về kinh nghiệm xuất khẩu sang Hoa Kỳ, ông Lê Bền, Phó Giám đốc Công ty TNHH Trí Tín (đơn vị xuất khẩu mặt hàng rong nho biển sang thị trường Nhật Bản và Hoa Kỳ) cho biết, điều quan trọng nhất khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường khó tính như Hoa Kỳ là phải đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm. Chính vì vậy, các DN hãy nghĩ đến chất lượng trước khi nghĩ đến số lượng nếu muốn có chỗ đứng lâu dài tại thị trường này.
Mỹ Latin: Chọn thị trường ngách
Theo Vụ Thị trường châu Mỹ, đến nay, Việt Nam có quan hệ giao thương với tất cả 33 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Mỹ Latin. Năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khu vực Mỹ Latin đạt 9,5 tỉ USD, tăng 40,7% so với năm 2013, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực đạt 4,71 tỉ USD, tăng 36,8% so với năm 2013; nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ Latin đạt 4,8 tỉ USD, tăng 44,9%.
Ông Trần Duy Đông, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Mỹ nhận định, Mỹ Latin có dung lượng nhập khẩu lớn, dân số đông, nhu cầu hàng hóa cho sản xuất và tiêu thụ ở mức cao. Phần lớn người tiêu dùng vẫn ưa chuộng hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, các hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước Mỹ Latin không cao như Hoa Kỳ, nên hàng hóa của Việt Nam cũng có thể dễ vào thị trường này hơn.
Tuy vậy, thâm nhập thị trường Mỹ Latin cũng không ít khó khăn vì DN còn thiếu thông tin, rào cản ngôn ngữ giao tiếp, khoảng cách xa nên chi phí vận tải cao, phương thức thanh toán chưa thuận lợi, xu thế bảo hộ gia tăng tại một số thị trường như Mexico, Brazil và Argentina, sự cạnh tranh gay gắt với hàng một số nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ)… Trong khi đó, các hoạt động xúc tiến thương mại tại khu vực này chưa được nhiều DN ưu tiên.
Theo ông Trần Duy Đông, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ Latin là tăng cường thông tin về thị trường cho DN Việt Nam và thông tin về Việt Nam cho doanh nhân khu vực Mỹ Latin; đẩy mạnh cung cấp thông tin hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến; tổ chức các đoàn dự hội chợ, khảo sát thị trường tìm đối tác, bạn hàng; mời các đoàn nước ngoài vào làm việc, gặp gỡ doanh nghiệp và tham dự hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.
Qua các chuyến khảo sát thị trường, các DN Việt Nam tùy theo từng phân khúc, thị trường ngách, cần có sản phẩm độc đáo, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng để có thể đẩy mạnh xuất khẩu.
Tuy nhiên, mặc dù xuất siêu sang Hoa Kỳ nhưng tổng thị phần xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 1,3% trong tổng nhập khẩu của quốc gia này năm 2014.
Nói về thị trường Hoa Kỳ, ông Nguyễn Duy Khiên, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Mỹ cho rằng thách thức đối với Việt Nam khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ gồm sự cạnh tranh quyết liệt từ nhiều nước; luật lệ phức tạp, nhiều rào cản thương mại và kỹ thuật; doanh nghiệp (DN) Việt Nam gia công là chủ yếu và phải cạnh tranh sản xuất và xuất khẩu với các DN FDI tại Việt Nam.
Ông Herb Cochran, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ (Amcham) tại TPHCM cho rằng, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại cơ hội rất lớn cho các DN xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất để tận dụng được các lợi thế này là các DN Việt Nam phải tuân thủ các hàng rào kỹ thuật mà thị trường các nước trong TPP quy định, nhất là Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, hiện nay, các DN Việt Nam đa phần là các DN nhỏ và vừa, công nghệ lạc hậu, năng lực tài chính còn hạn chế. Vậy nên, để đáp ứng được các yêu cầu về mặt kỹ thuật, các DN này cần phải tái cấu trúc, nâng cao chất lượng sản phẩm và liên kết, tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các DN FDI và các DN toàn cầu lớn.
Chia sẻ về kinh nghiệm xuất khẩu sang Hoa Kỳ, ông Lê Bền, Phó Giám đốc Công ty TNHH Trí Tín (đơn vị xuất khẩu mặt hàng rong nho biển sang thị trường Nhật Bản và Hoa Kỳ) cho biết, điều quan trọng nhất khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường khó tính như Hoa Kỳ là phải đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm. Chính vì vậy, các DN hãy nghĩ đến chất lượng trước khi nghĩ đến số lượng nếu muốn có chỗ đứng lâu dài tại thị trường này.
Mỹ Latin: Chọn thị trường ngách
Theo Vụ Thị trường châu Mỹ, đến nay, Việt Nam có quan hệ giao thương với tất cả 33 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Mỹ Latin. Năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khu vực Mỹ Latin đạt 9,5 tỉ USD, tăng 40,7% so với năm 2013, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực đạt 4,71 tỉ USD, tăng 36,8% so với năm 2013; nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ Latin đạt 4,8 tỉ USD, tăng 44,9%.
Ông Trần Duy Đông, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Mỹ nhận định, Mỹ Latin có dung lượng nhập khẩu lớn, dân số đông, nhu cầu hàng hóa cho sản xuất và tiêu thụ ở mức cao. Phần lớn người tiêu dùng vẫn ưa chuộng hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, các hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước Mỹ Latin không cao như Hoa Kỳ, nên hàng hóa của Việt Nam cũng có thể dễ vào thị trường này hơn.
Tuy vậy, thâm nhập thị trường Mỹ Latin cũng không ít khó khăn vì DN còn thiếu thông tin, rào cản ngôn ngữ giao tiếp, khoảng cách xa nên chi phí vận tải cao, phương thức thanh toán chưa thuận lợi, xu thế bảo hộ gia tăng tại một số thị trường như Mexico, Brazil và Argentina, sự cạnh tranh gay gắt với hàng một số nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ)… Trong khi đó, các hoạt động xúc tiến thương mại tại khu vực này chưa được nhiều DN ưu tiên.
Theo ông Trần Duy Đông, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ Latin là tăng cường thông tin về thị trường cho DN Việt Nam và thông tin về Việt Nam cho doanh nhân khu vực Mỹ Latin; đẩy mạnh cung cấp thông tin hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến; tổ chức các đoàn dự hội chợ, khảo sát thị trường tìm đối tác, bạn hàng; mời các đoàn nước ngoài vào làm việc, gặp gỡ doanh nghiệp và tham dự hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.
Qua các chuyến khảo sát thị trường, các DN Việt Nam tùy theo từng phân khúc, thị trường ngách, cần có sản phẩm độc đáo, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng để có thể đẩy mạnh xuất khẩu.
Nguồn: Báo Chính phủ
Các tin khác
- Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (05/07/2025)
- Vương quốc Anh thông báo kết luận rà soát biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm thép nhập khẩu (04/07/2025)
- Hiểu thế nào về mức thuế đối ứng 20% Mỹ áp cho Việt Nam? (04/07/2025)
- Chờ lối đi ‘sắc bén’ hơn cho xuất khẩu trước thỏa thuận thuế quan mới (04/07/2025)
- Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản chậm lại, đối mặt nhiều rủi ro từ chính sách thuế của Hoa Kỳ (04/07/2025)