Xuất khẩu thủy sản: Có dấu hiệu sớm phục hồi
05/06/2009 12:00
Những tháng đầu năm 2009 mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng tình hình sản xuất cũng như xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt được nhiều kết quả đáng kể.
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục thống kê, tổng sản lượng thuỷ sản 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 1736,6 nghìn tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó cá đạt 1334,3 nghìn tấn, tăng 4%; tôm 149,6 nghìn tấn, tăng 3,8%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 748,2 nghìn tấn, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2008 do giá thức ăn thủy sản tăng, người nuôi cá tra gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất của Nhà nước nên chưa yên tâm mở rộng diện tích thả nuôi.
Sản lượng thủy sản khai thác 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 988,4 nghìn tấn, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác biển đạt 911,7 nghìn tấn, tăng 9%. Đặc biệt, thời tiết thuận lợi cho khai thác cá ngừ đại dương nên sản lượng tăng khá so với cùng kỳ, trong đó Phú Yên đạt 3,7 nghìn tấn, tăng 13,7%; Bình Định 3,2 nghìn tấn, tăng 37%.
Mặc dù tình trạng giá điện, nước, nguyên liệu chế biến… tăng cao và thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, giá bán sản phẩm liên tục tụt giảm nhưng một số doanh nghiệp đã khắc phục tình trạng này để duy trì sản xuất bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Ông Trần Anh Dũng, Giám đốc công ty Nati Food Vũng Tàu cho biết, để khắc phục tình trạng khó khăn về giá nguyên liệu cũng như thị trường thu hẹp, công ty ông đã đẩy mạnh sản xuất bằng việc khai thác các khách hàng cũ, khách hàng tiềm năng mà trước kia đã bỏ qua. Công ty còn đưa ra phương châm “Lời ít cũng làm, không lời cũng làm và thậm chí lỗ cũng phải làm” để tạo công ăn việc làm cho lao động cũng như cố gắng duy trì sản xuất. Kết quả giá trị xuất khẩu của công ty đã tăng lên 20% so với hồi quí I/2009.
Còn ông Ngô Văn Ích, Giám đốc công ty Nha Trang Food thì cho rằng, tình trạng khan hiếm đã dẫn đến giá nguyên liệu liên tục bị đẩy lên. Nếu như trước đây giá cá sô tạp 3.000 đồng/kg, nay tăng lên 3.600 đồng, có loại lên đến 4.600 đồng. Ngoài khó khăn về nguyên liệu, hiện nay các doanh nghiệp còn phải đối mặt với việc sử dụng điện. Không chỉ giá điện tăng, việc áp dụng giờ cao điểm 2 lần trong ngày khiến ngành sản xuất đặc thù như chế biến thuỷ hải sản càng khó khăn hơn. Tuy vậy, công ty ông đã khắc phục tình trạng này bằng cách thay đổi giờ sản xuất chế biến và tăng cường những ca về ban đêm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị giảm thuế nhập khẩu xuống 0% đối với các loại nguyên liệu thủy sản trong nước không có, hoặc có nhưng sản lượng nhỏ nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thủy sản chế biến xuất khẩu, tạo việc làm, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng không làm ảnh hưởng đến nuôi trồng và khai thác thủy sản trong nước. Đây là một động thái tích cực, nếu được thực thi sẽ góp phần gỡ khó cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện tích cực về các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thủy sản, đáp ứng cơ bản những yêu cầu mà EU quy định do đó vừa qua Thanh tra EU đã cấp phép cho 301 doanh nghiệp thủy sản được xuất vào thị trường EU. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) cũng thông báo rộng rãi việc Cục Kiểm dịch Động thực vật Liên Bang Nga (VPSS) gửi công thư thông báo danh sách 30 DN chế biến thuỷ sản Việt Nam được phép xuất khẩu vào Liên Bang Nga. Ngoài Ucraina, DN XK hàng khô Việt Nam có thể hi vọng vào sự hồi phục từ thị trường NK rộng lớn này.
Từ những tín hiệu lạc quan trên, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) khẳng định rằng, trong quý III tới tình hình xuất khẩu sẽ còn có những chuyển biến tích cực hơn nữa.
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục thống kê, tổng sản lượng thuỷ sản 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 1736,6 nghìn tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó cá đạt 1334,3 nghìn tấn, tăng 4%; tôm 149,6 nghìn tấn, tăng 3,8%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 748,2 nghìn tấn, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2008 do giá thức ăn thủy sản tăng, người nuôi cá tra gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất của Nhà nước nên chưa yên tâm mở rộng diện tích thả nuôi.
Sản lượng thủy sản khai thác 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 988,4 nghìn tấn, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác biển đạt 911,7 nghìn tấn, tăng 9%. Đặc biệt, thời tiết thuận lợi cho khai thác cá ngừ đại dương nên sản lượng tăng khá so với cùng kỳ, trong đó Phú Yên đạt 3,7 nghìn tấn, tăng 13,7%; Bình Định 3,2 nghìn tấn, tăng 37%.
Mặc dù tình trạng giá điện, nước, nguyên liệu chế biến… tăng cao và thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, giá bán sản phẩm liên tục tụt giảm nhưng một số doanh nghiệp đã khắc phục tình trạng này để duy trì sản xuất bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Ông Trần Anh Dũng, Giám đốc công ty Nati Food Vũng Tàu cho biết, để khắc phục tình trạng khó khăn về giá nguyên liệu cũng như thị trường thu hẹp, công ty ông đã đẩy mạnh sản xuất bằng việc khai thác các khách hàng cũ, khách hàng tiềm năng mà trước kia đã bỏ qua. Công ty còn đưa ra phương châm “Lời ít cũng làm, không lời cũng làm và thậm chí lỗ cũng phải làm” để tạo công ăn việc làm cho lao động cũng như cố gắng duy trì sản xuất. Kết quả giá trị xuất khẩu của công ty đã tăng lên 20% so với hồi quí I/2009.
Còn ông Ngô Văn Ích, Giám đốc công ty Nha Trang Food thì cho rằng, tình trạng khan hiếm đã dẫn đến giá nguyên liệu liên tục bị đẩy lên. Nếu như trước đây giá cá sô tạp 3.000 đồng/kg, nay tăng lên 3.600 đồng, có loại lên đến 4.600 đồng. Ngoài khó khăn về nguyên liệu, hiện nay các doanh nghiệp còn phải đối mặt với việc sử dụng điện. Không chỉ giá điện tăng, việc áp dụng giờ cao điểm 2 lần trong ngày khiến ngành sản xuất đặc thù như chế biến thuỷ hải sản càng khó khăn hơn. Tuy vậy, công ty ông đã khắc phục tình trạng này bằng cách thay đổi giờ sản xuất chế biến và tăng cường những ca về ban đêm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị giảm thuế nhập khẩu xuống 0% đối với các loại nguyên liệu thủy sản trong nước không có, hoặc có nhưng sản lượng nhỏ nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thủy sản chế biến xuất khẩu, tạo việc làm, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng không làm ảnh hưởng đến nuôi trồng và khai thác thủy sản trong nước. Đây là một động thái tích cực, nếu được thực thi sẽ góp phần gỡ khó cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện tích cực về các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thủy sản, đáp ứng cơ bản những yêu cầu mà EU quy định do đó vừa qua Thanh tra EU đã cấp phép cho 301 doanh nghiệp thủy sản được xuất vào thị trường EU. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) cũng thông báo rộng rãi việc Cục Kiểm dịch Động thực vật Liên Bang Nga (VPSS) gửi công thư thông báo danh sách 30 DN chế biến thuỷ sản Việt Nam được phép xuất khẩu vào Liên Bang Nga. Ngoài Ucraina, DN XK hàng khô Việt Nam có thể hi vọng vào sự hồi phục từ thị trường NK rộng lớn này.
Từ những tín hiệu lạc quan trên, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) khẳng định rằng, trong quý III tới tình hình xuất khẩu sẽ còn có những chuyển biến tích cực hơn nữa.
Nguồn: Báo công thương điện tử
Các tin khác
- Bộ Công Thương dự thảo siết chặt nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà (14/05/2025)
- Quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (14/05/2025)
- Cá rô phi bước vào thị trường thịt trắng toàn cầu (14/05/2025)
- Australia vừa công nhận quả bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để nhập khẩu (14/05/2025)
- Bước ngoặt thương mại Mỹ - Trung: Không bên nào muốn 'tách rời' (14/05/2025)