Xuất khẩu thủy sản thiếu nguyên liệu chế biến
15/06/2009 12:00
Đó là một trong 4 nguyên nhân chính khiến xuất khẩu thủy sản trong 5 tháng đầu năm giảm 5,6% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), 5 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt gần 400.000 tấn, trị giá 1,369 tỷ USD, giảm 5,6% về lượng và giảm 9,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện tại, Việt Nam chỉ xuất khẩu đến 138 thị trường với 80 loại sản phẩm khác nhau, giảm 21 thị trường so với năm 2008. Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường đều giảm, trừ thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep cho biết, có 4 nguyên nhân chính khiến xuất khẩu thủy sản giảm trong những tháng qua.
Thứ nhất, suy thoái kinh tế thế giới làm giảm nhu cầu tiêu thụ, nhất là những mặt hàng đắt tiền như tôm và cá ngừ. Thứ hai, thiếu cá nguyên liệu dùng cho chế biến, giá nguyên liệu tăng cao khiến doanh nghiệp mất cơ hội thực hiện rất nhiều đơn hàng.
Thứ ba, truyền thông một số nước như Italia, Tây Ban Nha, Ai cập, Pháp, New Zealand… đưa tin gây ảnh hưởng xấu đến uy tín hàng thủy sản của Việt Nam. Thứ tư, sự “vắng bóng” của thị trường Nga trong 3 tháng đầu năm cũng ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Lần đầu tiên xuất khẩu cá tra có mức tăng trưởng âm, giảm 4,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Cá tra hiện chiếm 34,9% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam, với 477 triệu USD. Hiện có dấu hiệu rất đáng lo ngại cho tình hình xuất khẩu cá tra trong thời gian tới.
Ông Lê Việt Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần Xuất khẩu Vạn Đức (VD Food) cho biết, rất nhiều nông dân đã phá sản sau 2-3 vụ cá tra vừa qua và họ phải tha phương đến các tỉnh, thành phố khác để làm thuê…
Đầu năm 2009, một số nông dân đã thả cá để chăn nuôi trở lại, nhưng với tình hình giá thức ăn thủy sản đang tăng chóng mặt như hiện nay, thì người nông dân sẽ tiếp tục thua lỗ.
Các công ty chế biến thức ăn không tiếp tục bán chịu cho người nông dân như các năm trước, vì nông dân vẫn chưa trả được nợ cũ khiến tình hình càng bi đát hơn.
Còn ông Nguyễn Quang Trường, Giám đốc Công ty Xuất khẩu thủy sản Biển Đông cho biết, khoảng 3 tháng trước, giá đậu nành (chiếm 40% thành phần thức ăn thủy sản) khoảng 200 USD/tấn, nhưng bây giờ đã là 500 USD/tấn.
Đa số các doanh nghiệp ngành thủy sản không có vốn lớn để mua nguyên liệu. Trong khi đó, Tổng công ty Lương thực miền Bắc có vốn rất lớn lại không chịu mua đậu nành để bình ổn giá, mà đổ tiền vào đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản.
Theo ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện có rất nhiều loại thức ăn gia súc không đạt yêu cầu như đã in trên bao bì và nhiều thành phần trong thức ăn là các loại đạm khó chuyển hóa.
“Chính phủ cần có biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn thủy sản và gia súc, vì nếu để cho mỗi xí nghiệp phải tự trang bị hệ thống kiểm nghiệm thì sẽ rất lãng phí”, ông Dũng đề xuất.
Con tôm Việt Nam đã mất thế cạnh tranh trên thị trường thế giới do xu hướng của người tiêu dùng các nước lớn chuyển sang dùng loại tôm cỡ trung và nhỏ có giá thấp hơn. Năm tháng đầu năm 2009, cả nước xuất khẩu 53.300 tấn tôm, trị giá 441 triệu USD, giảm 1,9% về khối lượng và giảm 7,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008.
Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Việt Nam cho biết: “Con tôm thẻ Việt Nam không thể cạnh tranh về năng suất với các nước khác. Ngoài ra, chất lượng giống không tốt đã khiến ngành nuôi tôm ngày càng yếu”.
Tuy vậy, ông Ngô Phước Hậu, Chủ tịch Hội Cá nước ngọt vẫn có cái nhìn lạc quan về khả năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tương lai. “điều đáng khích lệ là các doanh nghiệp ngày càng mở rộng diện tích nuôi trồng. Đến cuối năm nay, ngành thủy sản vẫn có thể hoàn thành chỉ tiêu đề ra”, ông Hậu nói.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), 5 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt gần 400.000 tấn, trị giá 1,369 tỷ USD, giảm 5,6% về lượng và giảm 9,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện tại, Việt Nam chỉ xuất khẩu đến 138 thị trường với 80 loại sản phẩm khác nhau, giảm 21 thị trường so với năm 2008. Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường đều giảm, trừ thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep cho biết, có 4 nguyên nhân chính khiến xuất khẩu thủy sản giảm trong những tháng qua.
Thứ nhất, suy thoái kinh tế thế giới làm giảm nhu cầu tiêu thụ, nhất là những mặt hàng đắt tiền như tôm và cá ngừ. Thứ hai, thiếu cá nguyên liệu dùng cho chế biến, giá nguyên liệu tăng cao khiến doanh nghiệp mất cơ hội thực hiện rất nhiều đơn hàng.
Thứ ba, truyền thông một số nước như Italia, Tây Ban Nha, Ai cập, Pháp, New Zealand… đưa tin gây ảnh hưởng xấu đến uy tín hàng thủy sản của Việt Nam. Thứ tư, sự “vắng bóng” của thị trường Nga trong 3 tháng đầu năm cũng ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Lần đầu tiên xuất khẩu cá tra có mức tăng trưởng âm, giảm 4,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Cá tra hiện chiếm 34,9% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam, với 477 triệu USD. Hiện có dấu hiệu rất đáng lo ngại cho tình hình xuất khẩu cá tra trong thời gian tới.
Ông Lê Việt Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần Xuất khẩu Vạn Đức (VD Food) cho biết, rất nhiều nông dân đã phá sản sau 2-3 vụ cá tra vừa qua và họ phải tha phương đến các tỉnh, thành phố khác để làm thuê…
Đầu năm 2009, một số nông dân đã thả cá để chăn nuôi trở lại, nhưng với tình hình giá thức ăn thủy sản đang tăng chóng mặt như hiện nay, thì người nông dân sẽ tiếp tục thua lỗ.
Các công ty chế biến thức ăn không tiếp tục bán chịu cho người nông dân như các năm trước, vì nông dân vẫn chưa trả được nợ cũ khiến tình hình càng bi đát hơn.
Còn ông Nguyễn Quang Trường, Giám đốc Công ty Xuất khẩu thủy sản Biển Đông cho biết, khoảng 3 tháng trước, giá đậu nành (chiếm 40% thành phần thức ăn thủy sản) khoảng 200 USD/tấn, nhưng bây giờ đã là 500 USD/tấn.
Đa số các doanh nghiệp ngành thủy sản không có vốn lớn để mua nguyên liệu. Trong khi đó, Tổng công ty Lương thực miền Bắc có vốn rất lớn lại không chịu mua đậu nành để bình ổn giá, mà đổ tiền vào đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản.
Theo ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện có rất nhiều loại thức ăn gia súc không đạt yêu cầu như đã in trên bao bì và nhiều thành phần trong thức ăn là các loại đạm khó chuyển hóa.
“Chính phủ cần có biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn thủy sản và gia súc, vì nếu để cho mỗi xí nghiệp phải tự trang bị hệ thống kiểm nghiệm thì sẽ rất lãng phí”, ông Dũng đề xuất.
Con tôm Việt Nam đã mất thế cạnh tranh trên thị trường thế giới do xu hướng của người tiêu dùng các nước lớn chuyển sang dùng loại tôm cỡ trung và nhỏ có giá thấp hơn. Năm tháng đầu năm 2009, cả nước xuất khẩu 53.300 tấn tôm, trị giá 441 triệu USD, giảm 1,9% về khối lượng và giảm 7,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008.
Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Việt Nam cho biết: “Con tôm thẻ Việt Nam không thể cạnh tranh về năng suất với các nước khác. Ngoài ra, chất lượng giống không tốt đã khiến ngành nuôi tôm ngày càng yếu”.
Tuy vậy, ông Ngô Phước Hậu, Chủ tịch Hội Cá nước ngọt vẫn có cái nhìn lạc quan về khả năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tương lai. “điều đáng khích lệ là các doanh nghiệp ngày càng mở rộng diện tích nuôi trồng. Đến cuối năm nay, ngành thủy sản vẫn có thể hoàn thành chỉ tiêu đề ra”, ông Hậu nói.
Nguồn: http://cafef.vn
Các tin khác
- Bộ Công Thương dự thảo siết chặt nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà (14/05/2025)
- Quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (14/05/2025)
- Cá rô phi bước vào thị trường thịt trắng toàn cầu (14/05/2025)
- Australia vừa công nhận quả bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để nhập khẩu (14/05/2025)
- Bước ngoặt thương mại Mỹ - Trung: Không bên nào muốn 'tách rời' (14/05/2025)