Xuất khẩu thuỷ sản vượt 3 tỷ USD
24/09/2010 12:12
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu (XK) trên 843 nghìn tấn thuỷ sản, trị giá trên 3 tỷ USD, tăng 12% về lượng và 15% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2010 ngành thuỷ sản VN gặp nhiều khó khăn từ nguồn nguyên liệu đến thị trường tiêu thụ nhưng XK các mặt hàng chính sang các thị trường đều tăng trưởng khá.
Tôm: Sự cố tràn dầu tại vùng Vịnh Mêhicô là cơ hội vàng cho ngành tôm VN đẩy mạnh XK trong thời gian qua. Bên cạnh đó, một số nước sản xuất tôm chính ở Châu Á như Inđônêxia mất mùa cũng đem lại cơ hội cho XK tôm Việt Nam. 8 tháng đầu năm nay, Việt Nam XK 140 nghìn tấn tôm, trị giá 1,17 tỷ USD, tăng lần lượt 14% và 20% so với cùng kỳ và chiếm 39% tỷ trọng XK thuỷ sản, tăng so với 36,9% cùng kỳ năm ngoái. 8 tháng đầu năm nay, có 88 thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam. XK tôm sang các thị trường chính đều tăng mạnh, giá trung bình tôm XK đạt 8,41 USD/kg, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giá XK sang Mỹ tăng mạnh (16%) so với cùng kỳ.
Nhật vẫn là thị trường đứng đầu nhập khẩu tôm Việt Nam với trên 39 nghìn tấn, trị giá 350,6 triệu USD, tăng lần lượt 15% và 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
XK tôm sang Mỹ trong mấy tháng gần đây tăng mạnh và liên tục, trong đó riêng tháng 8 tăng 72% đạt gần 81 triệu USD, đưa tổng XK trong 8 tháng lên 293 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ. Thị trường này chiếm gần 25% kim ngạch XK tôm của VN trong 8 tháng qua. Dự báo, trong những tháng cuối năm, nhu cầu tôm của thị trường Mỹ vẫn cao để chuẩn bị cho các dịp lễ hội cuối năm và mùa xuân, trong khi ngư trường khai thác tại vùng Vịnh Mêhicô vẫn chưa được khắc phục và mở cửa lại hoàn toàn sau sự cố tràn dầu, vì vậy XK tôm sang thị trường này vẫn duy trì tốc độ tăng khả quan.
XK tôm sang Trung Quốc vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao nhất, tăng 59% đạt 79,5 triệu USD. Hai năm qua, thị trường này đã nổi lên thành thị trường đơn lẻ tiêu thụ tôm lớn thứ 3 của VN sau Nhật và Mỹ. Đất nước đông dân này sẽ tiếp tục là nguồn tiêu thụ tiềm năng cho ngành tôm VN.
Tôm sú vẫn là mặt hàng chủ lực trong cơ cấu sản phẩm tôm XK, chiếm khoảng 67%, riêng tôm sú đông lạnh chiếm 55%. Tiếp đến là tôm chân trắng với khoảng 21%, còn lại là các loại tôm khác.
Mặc dù năm nay sản lượng tôm nuôi tương đối ổn định, nhưng do số lượng các nhà máy chế biến tôm gia tăng nhanh chóng cộng với nhiều nhà máy mở rộng dây chuyền sản xuất dẫn tới sản lượng tôm nguyên liệu không đủ cho chế biến, xuất khẩu. Theo sở NN&PTNT các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, tại thời điểm chính vụ hiện nay, nguồn tôm nguyên liệu cũng chỉ đáp ứng tối đa 70 - 80% công suất chế biến của tỉnh. Vì vậy, một số địa phương đã phải đầu tư cho việc phát triển nuôi tôm chân trắng, tìm hướng mới cho ngành tôm.
Cá tra, basa: Mặc dù gặp không ít khó khăn về nguồn nguyên liệu và các rào cản từ các thị trường nhập khẩu lớn và tiềm năng, nhưng nhờ liên tục mở rộng thị trường, XK cá tra 8 tháng qua vẫn tăng 2,7% đạt 894 triệu USD. Tuy nhiên, tỷ trọng của cá tra, basa trong tổng XK TS bị giảm từ 33% xuống còn 29,7%. Cá tra hiện được xuất khẩu đi 130 thị trường trên thế giới. Giá trung bình XK cá tra giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 2,14 USD/kg.
Đồng Euro mất giá khiến cho giá trung bình XK cá tra sang thị trường EU năm nay giảm đáng kể (từ 2,47 USD/kg 8 tháng đầu năm 2009 xuống còn 2,31 USD/kg 8 tháng đầu năm nay). XK cá tra, basa sang EU đạt 333 triệu USD, giảm 7,8% so với cùng kỳ. Trong đó, XK sang 2 thị trường đơn lẻ lớn nhất là Tây Ban Nha và Đức bị sụt giảm mạnh, giảm lần lượt 11% và 17% về giá trị.
Ngoài EU, XK sang các thị trường chính khác như ASEAN và Nga cũng bị giảm mạnh. 7 tháng đầu năm nay, XK cá tra sang Nga vẫn tăng trưởng ổn định, tuy nhiên sự sụt giảm đột ngột trong tháng 8, giảm 72% khiến cho tổng XK 8 tháng đầu năm bị giảm 16% chỉ đạt 37 triệu USD.
Tuy nhiên, bù lại, XK sang thị trường Mỹ, Mêhicô, Arập Xêút, Ôxtrâylia, Trung Quốc và các thị trường khác đều tăng đáng kể.
Năm nay, XK cá tra gặp thêm các rào cản từ các thị trường như Braxin, Ucraina và mới đây nhất là động thái của Mỹ dự kiến áp dụng phương thức tính thuế CBPG mới, lấy Philippin làm nước tham khảo để tính giá cá tra áp dụng cho VN, dẫn đến thuế CBPG của các công ty xuất khẩu cá tra VN bị tăng lên tới 120%. Vì vậy dự kiến, những tháng cuối năm XK cá tra sang những thị trường này có thể sẽ chững lại. Tuy nhiên với sự năng động mở rộng thị trường và tăng tốc XK cá tra VN vẫn có thể cán đích 1,5 tỷ USD vào cuối năm.
Cá ngừ: XK cá ngừ tăng trưởng mạnh nhất với gần 76% về giá trị (GT) đạt gần 200 triệu USD, đưa tỷ trọng của mặt hàng này trong tổng kim ngạch XK thuỷ sản Việt Nam (VN) tăng từ 4,3% trong 8 tháng đầu năm 2009 lên 6,6%, đứng thứ 3 sau tôm và cá tra. Mặc dù quy định IUU của EU phần nào ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng XK các mặt hàng hải sản của VN, nhưng cũng không ngăn được đà tăng trưởng mạnh của cá ngừ do sản lượng khai thác tăng và do sự chuyển hướng kịp thời sang thị trường Mỹ và các thị trường khác. Cá ngừ được XK sang 83 thị trường, XK sang hầu hết các thị trường chính đều đạt tăng trưởng cao trong đó có sự đột phá của thị trường Mỹ (chiếm tỷ trọng 48% so với 35% trong năm 2009), trong khi thị trường EU bị giảm tỷ trọng từ 35% xuống còn khoảng 20%. Thị trường Nhật Bản đứng thứ 3 với tỷ trọng trên 9%. Tuy nhiên, hiện nay mức thuế suất cá ngừ của VN sang Nhật Bản theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt – Nhật (VJEPA) vẫn cao hơn so với một số nước trong khu vực như Thái Lan và Philipin, khiến cá ngừ của VN khó cạnh tranh trên thị trường này.
XK các loại cá biển khác cũng tăng mạnh với 46% đạt hơn 327 triệu USD, chiếm 10,9% tổng XK của cả nước.
Nhuyễn thể và thuỷ sản chế biến: XK nhuyễn thể 8 tháng đầu năm tăng 7% đạt 245 triệu USD. Ngoài tôm, cá ngừ và cá tra, thuỷ sản chế biến của Việt Nam cũng đạt mức tăng trưởng cao với gần 49% đạt 141 triệu USD, chiếm gần 5% tổng kim ngạch XK của VN.
Năm 2010 ngành thuỷ sản VN gặp nhiều khó khăn từ nguồn nguyên liệu đến thị trường tiêu thụ nhưng XK các mặt hàng chính sang các thị trường đều tăng trưởng khá.
Tôm: Sự cố tràn dầu tại vùng Vịnh Mêhicô là cơ hội vàng cho ngành tôm VN đẩy mạnh XK trong thời gian qua. Bên cạnh đó, một số nước sản xuất tôm chính ở Châu Á như Inđônêxia mất mùa cũng đem lại cơ hội cho XK tôm Việt Nam. 8 tháng đầu năm nay, Việt Nam XK 140 nghìn tấn tôm, trị giá 1,17 tỷ USD, tăng lần lượt 14% và 20% so với cùng kỳ và chiếm 39% tỷ trọng XK thuỷ sản, tăng so với 36,9% cùng kỳ năm ngoái. 8 tháng đầu năm nay, có 88 thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam. XK tôm sang các thị trường chính đều tăng mạnh, giá trung bình tôm XK đạt 8,41 USD/kg, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giá XK sang Mỹ tăng mạnh (16%) so với cùng kỳ.
Nhật vẫn là thị trường đứng đầu nhập khẩu tôm Việt Nam với trên 39 nghìn tấn, trị giá 350,6 triệu USD, tăng lần lượt 15% và 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
XK tôm sang Mỹ trong mấy tháng gần đây tăng mạnh và liên tục, trong đó riêng tháng 8 tăng 72% đạt gần 81 triệu USD, đưa tổng XK trong 8 tháng lên 293 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ. Thị trường này chiếm gần 25% kim ngạch XK tôm của VN trong 8 tháng qua. Dự báo, trong những tháng cuối năm, nhu cầu tôm của thị trường Mỹ vẫn cao để chuẩn bị cho các dịp lễ hội cuối năm và mùa xuân, trong khi ngư trường khai thác tại vùng Vịnh Mêhicô vẫn chưa được khắc phục và mở cửa lại hoàn toàn sau sự cố tràn dầu, vì vậy XK tôm sang thị trường này vẫn duy trì tốc độ tăng khả quan.
XK tôm sang Trung Quốc vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao nhất, tăng 59% đạt 79,5 triệu USD. Hai năm qua, thị trường này đã nổi lên thành thị trường đơn lẻ tiêu thụ tôm lớn thứ 3 của VN sau Nhật và Mỹ. Đất nước đông dân này sẽ tiếp tục là nguồn tiêu thụ tiềm năng cho ngành tôm VN.
Tôm sú vẫn là mặt hàng chủ lực trong cơ cấu sản phẩm tôm XK, chiếm khoảng 67%, riêng tôm sú đông lạnh chiếm 55%. Tiếp đến là tôm chân trắng với khoảng 21%, còn lại là các loại tôm khác.
Mặc dù năm nay sản lượng tôm nuôi tương đối ổn định, nhưng do số lượng các nhà máy chế biến tôm gia tăng nhanh chóng cộng với nhiều nhà máy mở rộng dây chuyền sản xuất dẫn tới sản lượng tôm nguyên liệu không đủ cho chế biến, xuất khẩu. Theo sở NN&PTNT các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, tại thời điểm chính vụ hiện nay, nguồn tôm nguyên liệu cũng chỉ đáp ứng tối đa 70 - 80% công suất chế biến của tỉnh. Vì vậy, một số địa phương đã phải đầu tư cho việc phát triển nuôi tôm chân trắng, tìm hướng mới cho ngành tôm.
Cá tra, basa: Mặc dù gặp không ít khó khăn về nguồn nguyên liệu và các rào cản từ các thị trường nhập khẩu lớn và tiềm năng, nhưng nhờ liên tục mở rộng thị trường, XK cá tra 8 tháng qua vẫn tăng 2,7% đạt 894 triệu USD. Tuy nhiên, tỷ trọng của cá tra, basa trong tổng XK TS bị giảm từ 33% xuống còn 29,7%. Cá tra hiện được xuất khẩu đi 130 thị trường trên thế giới. Giá trung bình XK cá tra giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 2,14 USD/kg.
Đồng Euro mất giá khiến cho giá trung bình XK cá tra sang thị trường EU năm nay giảm đáng kể (từ 2,47 USD/kg 8 tháng đầu năm 2009 xuống còn 2,31 USD/kg 8 tháng đầu năm nay). XK cá tra, basa sang EU đạt 333 triệu USD, giảm 7,8% so với cùng kỳ. Trong đó, XK sang 2 thị trường đơn lẻ lớn nhất là Tây Ban Nha và Đức bị sụt giảm mạnh, giảm lần lượt 11% và 17% về giá trị.
Ngoài EU, XK sang các thị trường chính khác như ASEAN và Nga cũng bị giảm mạnh. 7 tháng đầu năm nay, XK cá tra sang Nga vẫn tăng trưởng ổn định, tuy nhiên sự sụt giảm đột ngột trong tháng 8, giảm 72% khiến cho tổng XK 8 tháng đầu năm bị giảm 16% chỉ đạt 37 triệu USD.
Tuy nhiên, bù lại, XK sang thị trường Mỹ, Mêhicô, Arập Xêút, Ôxtrâylia, Trung Quốc và các thị trường khác đều tăng đáng kể.
Năm nay, XK cá tra gặp thêm các rào cản từ các thị trường như Braxin, Ucraina và mới đây nhất là động thái của Mỹ dự kiến áp dụng phương thức tính thuế CBPG mới, lấy Philippin làm nước tham khảo để tính giá cá tra áp dụng cho VN, dẫn đến thuế CBPG của các công ty xuất khẩu cá tra VN bị tăng lên tới 120%. Vì vậy dự kiến, những tháng cuối năm XK cá tra sang những thị trường này có thể sẽ chững lại. Tuy nhiên với sự năng động mở rộng thị trường và tăng tốc XK cá tra VN vẫn có thể cán đích 1,5 tỷ USD vào cuối năm.
Cá ngừ: XK cá ngừ tăng trưởng mạnh nhất với gần 76% về giá trị (GT) đạt gần 200 triệu USD, đưa tỷ trọng của mặt hàng này trong tổng kim ngạch XK thuỷ sản Việt Nam (VN) tăng từ 4,3% trong 8 tháng đầu năm 2009 lên 6,6%, đứng thứ 3 sau tôm và cá tra. Mặc dù quy định IUU của EU phần nào ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng XK các mặt hàng hải sản của VN, nhưng cũng không ngăn được đà tăng trưởng mạnh của cá ngừ do sản lượng khai thác tăng và do sự chuyển hướng kịp thời sang thị trường Mỹ và các thị trường khác. Cá ngừ được XK sang 83 thị trường, XK sang hầu hết các thị trường chính đều đạt tăng trưởng cao trong đó có sự đột phá của thị trường Mỹ (chiếm tỷ trọng 48% so với 35% trong năm 2009), trong khi thị trường EU bị giảm tỷ trọng từ 35% xuống còn khoảng 20%. Thị trường Nhật Bản đứng thứ 3 với tỷ trọng trên 9%. Tuy nhiên, hiện nay mức thuế suất cá ngừ của VN sang Nhật Bản theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt – Nhật (VJEPA) vẫn cao hơn so với một số nước trong khu vực như Thái Lan và Philipin, khiến cá ngừ của VN khó cạnh tranh trên thị trường này.
XK các loại cá biển khác cũng tăng mạnh với 46% đạt hơn 327 triệu USD, chiếm 10,9% tổng XK của cả nước.
Nhuyễn thể và thuỷ sản chế biến: XK nhuyễn thể 8 tháng đầu năm tăng 7% đạt 245 triệu USD. Ngoài tôm, cá ngừ và cá tra, thuỷ sản chế biến của Việt Nam cũng đạt mức tăng trưởng cao với gần 49% đạt 141 triệu USD, chiếm gần 5% tổng kim ngạch XK của VN.
Nguồn: http://www.vasep.com.vn
Các tin khác
- NÓNG: Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng lẫn nhau 115% (13/05/2025)
- Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ (12/05/2025)
- Nông sản Việt trước bài toán tiêu chuẩn, chất lượng của EU (12/05/2025)
- Tìm cách gia tăng nhập khẩu nông sản từ Mỹ (12/05/2025)
- Tăng trưởng xuất khẩu tại nhiều thị trường mới (12/05/2025)