Xuất nhập khẩu sau Hiệp định VJEPA chưa như mong đợi
26/11/2009 12:00
Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật (VJEPA) với cam kết cắt giảm gần 10.000 đầu thuế xuất nhập khẩu trong lộ trình 10 năm đã đi vào thực hiện gần 1 năm, kể từ khi được thông qua vào tháng 12-2008. Nhưng thực tế, vẫn còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được những ưu đãi này.
Nhập khẩu im ắng
Đối với một số nhà nhập khẩu, kể từ khi hiệp định VJEPA có hiệu lực cho đến nay, tình hình kinh doanh sản phẩm nhập khẩu từ Nhật chưa có nhiều thay đổi. Nguyên nhân chính được các doanh nghiệp nêu ra là do lộ trình giảm thuế còn dài nên những thay đổi về thuế suất chưa có những tác động đáng kể lên giá cả hàng hóa trong thời gian qua.
Theo giám đốc một công ty chuyên cung cấp hàng gia dụng cho nhiều siêu thị trên cả nước, thuế suất đối với một số mặt hàng gia dụng bằng thép và nhựa nhập khẩu từ Nhật theo biểu thuế VJEPA, lộ trình tính đến ngày 31-3-2010 vẫn cao hơn biểu thuế ưu đãi thông thường từ 1% đến 4%. Trong khi đó, cũng với các mặt hàng như trên, nếu nhập từ Trung Quốc thì sẽ được hưởng thuế suất thấp hơn thuế ưu đãi thông thường đến 5%. Vì thế, hàng nhập khẩu từ Nhật muốn giảm ngang với mức thuế thông thường phải chờ đến tháng 3-2012 theo đúng lộ trình của VJEPA.
Ngoài hàng gia dụng, hàng điện máy, điện tử cũng chịu chung tình trạng "ưu đãi mà cũng như không ưu đãi" vì mức cắt giảm còn quá thấp, bà Nguyễn Thị Quyền, Phó giám đốc tiếp thị Trung tâm điện máy Thiên Hoà cho biết. Đó là lý do chính tại sao Thiên Hòa hay một số trung tâm điện máy khác vẫn chưa mạnh tay nhập mặt hàng này từ Nhật.
Tuy nhiên, bà Quyền hy vọng trong 2, 3 năm tới, theo lộ trình cắt giảm thuế của VJEPA, giá nhập khẩu sản phẩm sẽ giảm khoảng 5-10%.
Chưa có tác động rõ rệt đến xuất khẩu
Trong thống kê gần đây nhất của Tổng cục hải quan, thủy sản, dệt may, da giày là những ngành có kim ngạch xuất khẩu sang Nhật cao nhất. Một vài loại thuế áp dụng cho mặt hàng dệt may, thủy sản đã được miễn hoặc cắt giảm ngay sau khi hiệp định được thông qua tháng 12-2008, tuy nhiên, hiệu quả cho đến nay vẫn chưa thấy rõ.
Thị trường Nhật cũng là thị trường chính của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Kiên Giang (Kisimex). Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó giám đốc Kisimex, cho biết thực tế hiệp định VJEPA chưa có ảnh hưởng đáng kể đối với việc xuất khẩu mặt hàng tôm, mực chế biến, surimi… đi Nhật của công ty, cho dù mặt hàng tôm sau ngày 1-10 được hưởng thuế suất 0%. Giải thích thêm, ông cho biết do mức thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với bên nhập khẩu nên đơn vị xuất khẩu chỉ được hưởng "lợi ích vô hình“ từ việc người tiêu dùng Nhật có thể sẽ tiêu thụ các mặt hàng thủy sản nhiều hơn vì giá rẻ hơn trước đây.
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chưa có những số liệu cụ thể về tác động của hiệp định VJEPA lên kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Nhưng ông nhận xét, vì một số mặt hàng được miễn thuế khi vào thị trường Nhật nên sẽ giảm giá đáng kể. "Điều này kích thích tâm lý tiêu dùng, sẽ tác động tích cực lên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam", ông Hòe nói.
Riêng đối với hàng dệt may, những lợi ích từ việc cắt giảm thuế theo hiệp định VJEPA còn tùy thuộc vào chính sách kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cụ thể ở đây là việc sử dụng nguyên liệu cho sản xuất. Theo hiệp định VJEPA và trước đó là hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhât Bản (AJCEP), có hiệu lực vào ngày 1-12-2008, hàng dệt may xuất khẩu sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ các nước ASEAN hoặc Nhật sẽ được cắt giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0%.
Ông Phạm Xuân Hồng, Tổng giám đốc Công ty May Sài Gòn 3, cho biết sau khi các hiệp định AJCEP, VJEPA có hiệu lực, đơn đặt hàng tăng nhanh khiến doanh thu từ xuất khẩu sản phẩm quần khaki và jean sang 2 thị trường Mỹ và Nhật của công ty tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính là do nguồn vải chính được công ty sử dụng có nguồn gốc trong nước nên nằm trong danh mục được miễn thuế nhập khẩu.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng chứng minh được nguồn gốc nguyên liệu để được hưởng ưu đãi về thuế. Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, 70% nguyên liệu sử dụng cho ngành hiện nay vẫn phải nhập khẩu từ Đài Loan, Nhật và một số nước ASEAN, nhưng nhiều nhất vẫn từ Trung Quốc.
Giám đốc một doanh nghiệp dệt may xuất khẩu ở TPHCM sử dụng 60% nguồn vải từ Trung Quốc, cho biết trong giai đoạn kinh tế toàn cầu suy thoái vừa qua, việc duy trì các đơn hàng là hết sức khó khăn; vì thế, tiết giảm chi phí sản xuất là ưu tiên hàng đầu, trong đó có nguyên liệu vải. Nguyên liệu vải từ Trung Quốc rẻ hơn các nước khác trong khi chất lượng thì chấp nhận được. Ông biết xuất khẩu qua Nhật nếu sử dụng nguồn vải này sẽ không đươc cắt giảm thuế nhưng việc hưởng thuế 0% chưa chắc phát huy được hiệu quả. "Suy đi tính lại, sử dụng nguyên liệu rẻ và duy trì được đơn hàng vào thời điểm này là cần thiết hơn", ông nói.
Với lộ trình cắt giảm thuế kéo dài 10 năm trong thương mại 2 chiều Việt Nam-Nhât Bản, vẫn còn quá sớm để khẳng định những lợi ích 2 chiều do hiệp định VJEPA mang lại.
Theo hiệp định đối tác kinh tế Việt- Nhật (VJEPA), từ ngày 110-2009, 2 nước sẽ tự do hóa khoảng 92% kim ngạch thương mại 2 chiều. Nhật cam kết bỏ 7.220 dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cũng cắt bỏ ngay 2.586 dòng thuế.
Trong đó, mức thuế bình quân hiện hành của hàng hóa Nhật vào Việt Nam là trên 14% cũng sẽ giảm xuống còn 7% sau lộ trình 10 năm thực hiện cam kết.
Về phía Nhật sẽ tự do hóa 95% kim ngạch thương mại trong 10 năm và Việt Nam là 88%.
Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật được hưởng ngay thuế suất 0% như: dệt may, cơ khí, cáp điện, máy tính, linh kiện điện tử, đồ gỗ, tôm, các sản phẩm từ tôm, một số sản phẩm nông sản như hoa cắt cành, sầu riêng, đậu bắp… Thuế đối với mặt hàng thủy sản như mực và bạch tuộc cũng còn 0% sau 5 năm.
Nhập khẩu im ắng
Đối với một số nhà nhập khẩu, kể từ khi hiệp định VJEPA có hiệu lực cho đến nay, tình hình kinh doanh sản phẩm nhập khẩu từ Nhật chưa có nhiều thay đổi. Nguyên nhân chính được các doanh nghiệp nêu ra là do lộ trình giảm thuế còn dài nên những thay đổi về thuế suất chưa có những tác động đáng kể lên giá cả hàng hóa trong thời gian qua.
Theo giám đốc một công ty chuyên cung cấp hàng gia dụng cho nhiều siêu thị trên cả nước, thuế suất đối với một số mặt hàng gia dụng bằng thép và nhựa nhập khẩu từ Nhật theo biểu thuế VJEPA, lộ trình tính đến ngày 31-3-2010 vẫn cao hơn biểu thuế ưu đãi thông thường từ 1% đến 4%. Trong khi đó, cũng với các mặt hàng như trên, nếu nhập từ Trung Quốc thì sẽ được hưởng thuế suất thấp hơn thuế ưu đãi thông thường đến 5%. Vì thế, hàng nhập khẩu từ Nhật muốn giảm ngang với mức thuế thông thường phải chờ đến tháng 3-2012 theo đúng lộ trình của VJEPA.
Ngoài hàng gia dụng, hàng điện máy, điện tử cũng chịu chung tình trạng "ưu đãi mà cũng như không ưu đãi" vì mức cắt giảm còn quá thấp, bà Nguyễn Thị Quyền, Phó giám đốc tiếp thị Trung tâm điện máy Thiên Hoà cho biết. Đó là lý do chính tại sao Thiên Hòa hay một số trung tâm điện máy khác vẫn chưa mạnh tay nhập mặt hàng này từ Nhật.
Tuy nhiên, bà Quyền hy vọng trong 2, 3 năm tới, theo lộ trình cắt giảm thuế của VJEPA, giá nhập khẩu sản phẩm sẽ giảm khoảng 5-10%.
Chưa có tác động rõ rệt đến xuất khẩu
Trong thống kê gần đây nhất của Tổng cục hải quan, thủy sản, dệt may, da giày là những ngành có kim ngạch xuất khẩu sang Nhật cao nhất. Một vài loại thuế áp dụng cho mặt hàng dệt may, thủy sản đã được miễn hoặc cắt giảm ngay sau khi hiệp định được thông qua tháng 12-2008, tuy nhiên, hiệu quả cho đến nay vẫn chưa thấy rõ.
Thị trường Nhật cũng là thị trường chính của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Kiên Giang (Kisimex). Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó giám đốc Kisimex, cho biết thực tế hiệp định VJEPA chưa có ảnh hưởng đáng kể đối với việc xuất khẩu mặt hàng tôm, mực chế biến, surimi… đi Nhật của công ty, cho dù mặt hàng tôm sau ngày 1-10 được hưởng thuế suất 0%. Giải thích thêm, ông cho biết do mức thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với bên nhập khẩu nên đơn vị xuất khẩu chỉ được hưởng "lợi ích vô hình“ từ việc người tiêu dùng Nhật có thể sẽ tiêu thụ các mặt hàng thủy sản nhiều hơn vì giá rẻ hơn trước đây.
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chưa có những số liệu cụ thể về tác động của hiệp định VJEPA lên kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Nhưng ông nhận xét, vì một số mặt hàng được miễn thuế khi vào thị trường Nhật nên sẽ giảm giá đáng kể. "Điều này kích thích tâm lý tiêu dùng, sẽ tác động tích cực lên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam", ông Hòe nói.
Riêng đối với hàng dệt may, những lợi ích từ việc cắt giảm thuế theo hiệp định VJEPA còn tùy thuộc vào chính sách kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cụ thể ở đây là việc sử dụng nguyên liệu cho sản xuất. Theo hiệp định VJEPA và trước đó là hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhât Bản (AJCEP), có hiệu lực vào ngày 1-12-2008, hàng dệt may xuất khẩu sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ các nước ASEAN hoặc Nhật sẽ được cắt giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0%.
Ông Phạm Xuân Hồng, Tổng giám đốc Công ty May Sài Gòn 3, cho biết sau khi các hiệp định AJCEP, VJEPA có hiệu lực, đơn đặt hàng tăng nhanh khiến doanh thu từ xuất khẩu sản phẩm quần khaki và jean sang 2 thị trường Mỹ và Nhật của công ty tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính là do nguồn vải chính được công ty sử dụng có nguồn gốc trong nước nên nằm trong danh mục được miễn thuế nhập khẩu.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng chứng minh được nguồn gốc nguyên liệu để được hưởng ưu đãi về thuế. Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, 70% nguyên liệu sử dụng cho ngành hiện nay vẫn phải nhập khẩu từ Đài Loan, Nhật và một số nước ASEAN, nhưng nhiều nhất vẫn từ Trung Quốc.
Giám đốc một doanh nghiệp dệt may xuất khẩu ở TPHCM sử dụng 60% nguồn vải từ Trung Quốc, cho biết trong giai đoạn kinh tế toàn cầu suy thoái vừa qua, việc duy trì các đơn hàng là hết sức khó khăn; vì thế, tiết giảm chi phí sản xuất là ưu tiên hàng đầu, trong đó có nguyên liệu vải. Nguyên liệu vải từ Trung Quốc rẻ hơn các nước khác trong khi chất lượng thì chấp nhận được. Ông biết xuất khẩu qua Nhật nếu sử dụng nguồn vải này sẽ không đươc cắt giảm thuế nhưng việc hưởng thuế 0% chưa chắc phát huy được hiệu quả. "Suy đi tính lại, sử dụng nguyên liệu rẻ và duy trì được đơn hàng vào thời điểm này là cần thiết hơn", ông nói.
Với lộ trình cắt giảm thuế kéo dài 10 năm trong thương mại 2 chiều Việt Nam-Nhât Bản, vẫn còn quá sớm để khẳng định những lợi ích 2 chiều do hiệp định VJEPA mang lại.
Theo hiệp định đối tác kinh tế Việt- Nhật (VJEPA), từ ngày 110-2009, 2 nước sẽ tự do hóa khoảng 92% kim ngạch thương mại 2 chiều. Nhật cam kết bỏ 7.220 dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cũng cắt bỏ ngay 2.586 dòng thuế.
Trong đó, mức thuế bình quân hiện hành của hàng hóa Nhật vào Việt Nam là trên 14% cũng sẽ giảm xuống còn 7% sau lộ trình 10 năm thực hiện cam kết.
Về phía Nhật sẽ tự do hóa 95% kim ngạch thương mại trong 10 năm và Việt Nam là 88%.
Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật được hưởng ngay thuế suất 0% như: dệt may, cơ khí, cáp điện, máy tính, linh kiện điện tử, đồ gỗ, tôm, các sản phẩm từ tôm, một số sản phẩm nông sản như hoa cắt cành, sầu riêng, đậu bắp… Thuế đối với mặt hàng thủy sản như mực và bạch tuộc cũng còn 0% sau 5 năm.
Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn
Các tin khác
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng (28/04/2025)
- Ứng phó biến động thương mại toàn cầu: Kích cầu tiêu dùng nội địa, đa dạng thị trường xuất khẩu (28/04/2025)
- Xuất khẩu sang Mỹ gặp khó, doanh nghiệp nỗ lực tìm thị trường mới (25/04/2025)
- Kiểm soát chặt sản phẩm xuất khẩu 'đội lốt' hàng Việt (25/04/2025)
- Giảm “áp lực” từ thị trường Hoa Kỳ, ngành điều Việt Nam tìm cơ hội xuất khẩu mới (25/04/2025)