ABAC muốn phá bỏ chủ nghĩa bảo hộ

19/07/2012 12:00 - 918 lượt xem

Hội đồng tư vấn kinhdoanh APEC (ABAC) vừa khai mạc Diễn đàn đầu tư APEC hôm nay (16-7) tại TPHCM,bàn nhiều về vấn đề chủ nghĩa bảo hộ, vốn đang gia tăng trong những năm gần đây,cũng như thúc giục các chính phủ phải trở nên minh bạch hơn.

Theo ông Anthony Nightingale, Giám đốc Công ty JardineMatheson Holdings, thành viên ABAC Hồng Kông, chủ nghĩa bảo hộ không phải làmột chính sách đúng đắn mà chính phủ các nước cần phải nhìn vào lợi ích tổngthể của cả nền kinh tế.

“Khi một đại gia bán lẻ đến một quốc gia nào đó, họ mang đếnmột tư duy mới về giá cả, đến vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm hay các tiêuchuẩn quản trị khác”, ông nói về lợi ích mà các công ty nước ngoài mang lại chomột quốc gia.

Giữa những lo ngại về việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa(DNNVV) trong nước có thể bị tổn thương nếu không được bảo hộ, trong khi nhàđầu tư nước ngoài thì được nhiều ưu đãi, các chuyên gia cho rằng chính phủ cầnphải có các chính sách cân bằng và hài hòa lợi ích của các bên.

Kỳ họp thứ 3 của ABAC diễn ra từ ngày 16 đến 19-7 tại TPHCM.Đến thứ 6 (20-7), một Hội đồng các chuyên gia của ABAC sẽ có cuộc họp kín vớicác quan chức của Chính phủ Việt Nam để bàn cách tháo gỡ các vướng mắc của đầutư hợp tác công tư PPP vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, bên cạnh một hội nghị về cácDNNVV ở Hà Nội.

Theo quan sát của một chuyên gia, cách đây chừng hơn 10 nămở Việt Nam, trong lĩnh vực xây dựng, các nhà thầu nước ngoài đến và thi côngcác công trình khách sạn lớn. Nhưng nay, các công ty trong nước đã lớn mạnh, cóthể tham gia đầu thầu và thắng các dự án lớn.

Ông cho rằng nếu những doanh nghiệp này được bảo bọc trongtấm màn nhung bảo hộ, thì sẽ khó phát triển mạnh như ngày hôm nay, và rằng cáctập đoàn lớn mạnh hiện nay của Việt Nam thành công không phải nhờ bảo hộ.

“Phải có những bước chập chững ban đầu thì sau này mới tựđứng dậy và lớn mạnh được”, ông nhận xét.

Hơn nữa chủ nghĩa bảo hộ có khuynh hướng trói tay các doanhnghiệp FDI. Sự bảo hộ có thể bảo vệ nền sản xuất trong nước, nhưng lại trói taycác doanh nghiệp nước ngoài, khiến họ có thể không đầu tư và tìm những thịtrường khác hấp dẫn hơn.

Về phía các doanh nghiệp trong nước, cũng cần phải theochuẩn quốc tế, phải tự đào tạo và dĩ nhiên, cũng cần phải được sự hỗ trợ từphía chính phủ, theo bà Virginia B. Foote, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công tyBay Global Strategies.

Ông Nick Reilly đến từ Trung tâm quốc gia của Mỹ về APEC chorằng vấn đề là phải hợp lý cho cả hai bên, cả trong nước lẫn cho nhà đầu tưnước ngoài, trong một chiến lược hai bên cùng thắng (win-win). “Chính sách bảohộ là cần thiết, nhưng cũng cần phải cân bằng. Quan trọng là phải minh bạch”,ông nói.

Ông Reilly nói rằng khi một nhà đầu tư nước ngoài bước chânvào, điều cần thiết là phải biết được họ mang lại những lợi ích nào cho nềnkinh tế, giúp được gì cho các DNNVV, và liệu họ có sẵn sàng chuyển giao côngnghệ hay nhượng quyền hay không.

Đầu tư nước ngoài, theo các chuyên gia, rõ ràng ảnh hưởngrất lớn đến một quốc gia đang phát triển khi đây là nguồn thu hút vốn, côngnghệ, đào tạo nguồn nhân lực và cả về kinh nghiệm sản xuất và quản lý.

Theo ông Hoàng Văn Dũng,Phó chủ tịch thường trực VCCI, đơn vị tổ chức hội nghị, tính đến nay đã có hơn13.000 công ty nước ngoài đang đầu tư ở Việt Nam với tổng số vốn là hơn 200 tỉđô la Mỹ. Khu vực này rất quan trọng khi đóng góp 25% GDP, 35% tổng sản lượngcông nghiệp và 52% tổng sản lượng xuất khẩu.

 

Nguồn:Thời báo kinh tế Sài Gòn

 

Quảng cáo sản phẩm