Áp thuế chống bán phá giá đối với giày da của Việt Nam
04/04/2007 10:15
Theo thông báo chính thức từ phía Phái đoàn Uỷ ban châu Âu tại Hà Nội vào ngày 24/2, Cao uỷ Thương mại Liên minh châu Âu đã kiến nghị các nước thành viên Liên minh châu Âu áp mức thuế 16,8 % đối với mặt hàng giày mũ da của Việt Nam và 19,4% đối với Trung Quốc.
Không chỉ có phía Việt
Bất luận phía Uỷ ban châu Âu có đưa ra những số liệu điều tra mà họ cho là khoa học đến thế nào đi chăng nữa, cáo buộc của họ rằng chính phủ Việt
Vẫn biết thuế chống bán phá giá là một trong những biện pháp được WTO công nhận là hợp pháp nhằm tạo ra sự cạnh tranh công bằng cho nền kinh tế thế giới. Thế nhưng, biện pháp ngày đang bị một số quốc gia lạm dụng để bảo hộ cho ngành sản xuất mặt hàng tương tự ở trong nước. Ai cũng biết rằng lợi thế số 1 của Việt Nam là giá nhân công rẻ, mức sống không cao, vì thế chi phí sản xuất đương nhiên không thể đem so sánh với các quốc gia khác. Việc EC lấy giá giày của Việt
Thật vô lý khi đại diện phái đoàn Uỷ ban châu Âu tại Việt Nam lại nói rằng, việc áp thuế tới 16,8% sẽ không gây ảnh hưởng mấy đến xuất khẩu mặt hàng giầy mũ da của Việt Nam vào châu Âu. Bởi đây là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, thu hút tới 1 triệu rưỡi nhân công, trong đó 80% là phụ nữ. Đó là chưa kể nhiều ngành liên quan đến ngành sản xuất và xuất khẩu giầy da. Vì lẽ đó, quyết định của Uỷ ban châu Âu không những làm tổn hại lợi ích kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn có tác động tiêu cực đến đời sống của người lao động, cũng như kéo theo nhiều tác động xã hội cho Việt Nam.
Cùng với người lao động Việt Nam, người tiêu dùng châu Âu và các nhà nhập khẩu, bán lẻ tại châu Âu sẽ là những người phải gánh chịu những tác động trực tiếp của việc Uỷ ban châu Âu quyết định áp thuế đối với mặt hàng giầy mũ da của Việt Nam. Theo tính toán của Uỷ ban châu Âu việc áp thuế sẽ chỉ làm tăng thêm 1,5 USD cho mỗi đôi giầy đối với các nhà nhập khẩu, nhưng bản thân họ cũng chưa thể đưa ra một con số cụ thể nào cho cái giá phụ trội mà người tiêu dùng châu Âu sẽ phải trả. Phản ứng trước đề nghị của EC, Hiệp hội các nhà nhập khẩu hàng thành phẩm Đức (VFI) đã ra tuyên bố nêu rõ biện pháp trừng phạt này hoàn toàn không có cơ sở mà chỉ nhằm bảo hộ mậu dịch đối với các nhà sản xuất giày ở Đông và Nam Âu. Hiệp hội Thương mại Anh, cùng các nhà nhập khẩu, bán lẻ của châu Âu cũng nhấn mạnh không ủng hộ quyết định này của EC.
Được biết, Uỷ ban châu Âu có vai trò quyết định trong việc đưa ra một mức thuế sơ bộ khi muốn áp dụng chống bán phá giá đối với một quốc gia nào. Chính vì lẽ đó, mà có thể chắc chắn rằng việc mặt hàng giày mũ da của Việt Nam sẽ bị áp thuế từ ngày 7/4 và cuộc họp ngày 9/3 tới chủ yếu chỉ mang tính chất thông báo đến các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu mà thôi. Giải pháp cho vấn đề, tức là mức thuế chính thức thấp hơn hay cao hơn sẽ chỉ có ý nghĩa sau 6 tháng áp mức thuế sơ bộ 16,8%. Chính vì thế, đại diện Bộ Thương mại khẳng định các doanh nghiệp cần bình tình chấp nhận đối đầu với cuộc cạnh tranh mới. Đây đã là vụ kiện thứ 21 mà Việt Nam phải đối mặt, và là vụ thứ 10 mà EC tiến hành đối với hàng hoá của Việt Nam. Tiếp theo giầy da, rất có thể còn nhiều mặt hàng khác cũng sẽ bị đưa ra áp thuế chống bán phá giá./.
Các tin khác
- Xuất khẩu trước thách thức thuế quan: Kỳ vọng từ thương mại điện tử xuyên biên giới (16/04/2025)
- Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tạm 'thở phào' khi có 90 ngày hoãn thuế (16/04/2025)
- Cần nghiên cứu kỹ thị trường khi xuất khẩu sang EU (16/04/2025)
- Thời điểm để các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản tái cấu trúc thị trường (16/04/2025)
- Ứng phó với vòng xoáy thuế quan: Chủ động mở rộng, đa dạng thị trường xuất khẩu (16/04/2025)