EC mở điều tra chống độc quyền đối với Gazprom

07/09/2012 12:00 - 878 lượt xem

Ủyban châu Âu (EC) ngày 4/9 tuyên bố ủy ban này đã bắt đầu thủ tục pháp lý để"xem xét liệu tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga có vi phạm các tiêu chuẩncủa châu Âu về cạnh tranh ở các nước Đông và Trung Âu hay không".

EC sẽ xem xét 3 cáo buộc chính đối với Gazprom, gồm lạm dụng vị thế thống trịtrên các thị trường cung ứng khí đốt tại Trung và Đông Âu bằng cách chia cắtthị trường và cản trở "dòng khí đốt tự do tới châu Âu"; thiết lập cácrào cản đối với việc đa dạng hóa cung ứng năng lượng tới Liên minh châu Âu (EU)và áp đặt giá khí đốt tăng cao đối với người tiêu dùng.

Ủy ban châu Âu cho biết họ đã gửi cho Gazprom thông báo về việc bắt đầu cuộcđiều tra chống độc quyền đối với Gazprom. Đồng thời Ủy ban châu Âu cũng khẳngđịnh EU không có ý định bắt đầu một "cuộc chiến" thương mại với Ngavề các điều kiện cung cấp khí đốt, mà đây chỉ là một cuộc kiểm tra thông thườngxem hoạt động của một công ty nước ngoài trên thị trường châu Âu có phù hợp vớicác tiêu chuẩn cạnh tranh của châu Âu hay không.

EC cho biết họ sẽ xem xét tình hình tại các nước Trung và Đông Âu mà Gazpromcung cấp ít nhất 2/3 lượng khí đốt. Theo luật pháp châu Âu, việc vi phạm cáctiêu chuẩn cạnh tranh có thể bị phạt tới 10% doanh thu năm của công ty, trongtrường hợp của Gazprom là hơn 10 tỉ euro.

Theo các nhà phân tích, việc EU bắt đầu cuộc điều tra chống độc quyền đối vớiGazprom thực tế có nghĩa là Ủy ban châu Âu đã quyết định tiến thêm một bước mớitrong cuộc tranh cãi với Nga về các nguyên tắc mua bán các nguồn năng lượng,trước hết là khí đốt.

Giai đoạn tranh cãi pháp lý của cuộc xung đột nói trên khởi đầu từ cách đây 5năm, khi hồi tháng 9/2007, EC đưa ra một gói đạo luật mới của châu Âu và đượcphê chuẩn năm 2009 nhằm tự do hóa thị trường khí đốt châu Âu bằng cách bắt buộcphân tách vai trò chủ sở hữu hạ tầng vận chuyển năng lượng và chủ sở hữu cáctập đoàn năng lượng, vốn nắm giữ các cơ sở khai thác và sản xuất năng lượng.

Phía EC cho rằng việc bắt buộc thành lập các công ty vận chuyển năng lượng hoàntoàn độc lập với các tập đoàn năng lượng lớn sẽ tạo điều kiện để các nhà sảnxuất năng lượng mới gia nhập thị trường nhằm giảm giá thành năng lượng.

Trong khi đó, phía Nga cho rằng đạo luật này chỉ làm tăng giá thành năng lượngdo số lượng các công ty trung gian tăng lên. Theo phía Nga, các lĩnh vực kinhtế có vốn rất lớn sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi trên thị trường có một số lượngtối thiểu các đấu thủ lớn hội đủ nguồn lực để phát triển khu vực này.

Căng thẳng càng gia tăng khi một số nước Đông Âu lợi dụng đạo luật này để thiếtlập sự kiểm soát cơ sở hạ tầng năng lượng trên lãnh thổ của mình.

Các nhà phân tích cho rằng quyết định điều tra của EC chắc chắn sẽ làm gia tăngcăng thẳng cho mối quan hệ năng lượng giữa Nga và EU, đặc biệt là khi nhu cầunăng lượng đang tăng mạnh và nhiều nước EU đã từ bỏ năng lượng hạt nhân./.

 

Nguồn: BáoVietnam Plus

 

Quảng cáo sản phẩm