EU đánh thuế chống bán phá giá 36% lên thép Trung Quốc
10/06/2017 12:00
Kinhtedothi - Ngày 9/6, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với nhiều sản phẩm thép Trung Quốc.
Ủy viên Thương mại Liên minh châu Âu (EU) Cecilia Malmstroem cho biết, EU đã áp mức thuế chống bán phá giá gần 36% đối với các sản phẩm thép cán nóng được sử dụng trong các ngành như đóng tàu, đường ống... trong bối cảnh mở rộng chiến dịch bảo vệ các nhà sản xuất thép tại Lục địa già.
Trước đó, hồi đầu năm, EU đã áp mức thuế chống bán phá giá từ gần 31% - 65% đối với các sản phẩm ống thép không gỉ và ống nối thép, vốn được dùng trong các ngành chế biến thực phẩm, đóng tàu, năng lượng và xây dựng.
Bà Cecilia Malmstroem nhấn mạnh, EU đang tiếp tục hành động, nếu cần, để chống lại “những điều kiện thương mại không công bằng” trong ngành thép cũng như chấm dứt hiện tượng mặt hàng nước ngoài bán phá giá.
Trung Quốc lâu nay bị cáo buộc là phá giá sản phẩm thép trên thị trường châu Âu nhằm tạo lợi thế cạnh tranh. Nguồn cung thép Trung Quốc luôn ở mức dư thừa, gia tăng sức ép đối với các nhà sản xuất châu Âu, đồng thời khiến số việc làm giảm mạnh. Từ năm 2008 đến nay, việc làm trong ngành sản xuất thép châu Âu đã giảm 20%.
Hàng loạt tranh chấp thương mại đã xảy ra giữa EU và Trung Quốc, đối tác thương mại lớn thứ hai của EU. Tuy nhiên, EU cũng đang tìm cách tháo gỡ bế tắc trong quan hệ thương mại với Bắc Kinh liên quan các sản phẩm thép này thông qua Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) có trụ sở ở Paris (Pháp).
Nguồn: Báo Kinh tế & Đô thị
Ủy viên Thương mại Liên minh châu Âu (EU) Cecilia Malmstroem cho biết, EU đã áp mức thuế chống bán phá giá gần 36% đối với các sản phẩm thép cán nóng được sử dụng trong các ngành như đóng tàu, đường ống... trong bối cảnh mở rộng chiến dịch bảo vệ các nhà sản xuất thép tại Lục địa già.
Trước đó, hồi đầu năm, EU đã áp mức thuế chống bán phá giá từ gần 31% - 65% đối với các sản phẩm ống thép không gỉ và ống nối thép, vốn được dùng trong các ngành chế biến thực phẩm, đóng tàu, năng lượng và xây dựng.
Bà Cecilia Malmstroem nhấn mạnh, EU đang tiếp tục hành động, nếu cần, để chống lại “những điều kiện thương mại không công bằng” trong ngành thép cũng như chấm dứt hiện tượng mặt hàng nước ngoài bán phá giá.
Trung Quốc lâu nay bị cáo buộc là phá giá sản phẩm thép trên thị trường châu Âu nhằm tạo lợi thế cạnh tranh. Nguồn cung thép Trung Quốc luôn ở mức dư thừa, gia tăng sức ép đối với các nhà sản xuất châu Âu, đồng thời khiến số việc làm giảm mạnh. Từ năm 2008 đến nay, việc làm trong ngành sản xuất thép châu Âu đã giảm 20%.
Hàng loạt tranh chấp thương mại đã xảy ra giữa EU và Trung Quốc, đối tác thương mại lớn thứ hai của EU. Tuy nhiên, EU cũng đang tìm cách tháo gỡ bế tắc trong quan hệ thương mại với Bắc Kinh liên quan các sản phẩm thép này thông qua Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) có trụ sở ở Paris (Pháp).
Nguồn: Báo Kinh tế & Đô thị
Các tin khác
- Mỹ bất ngờ thông báo đã đạt được thỏa thuận khung về thương mại với Trung Quốc (27/06/2025)
- Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá thép HRC Trung Quốc, đại diện 3.100 doanh nghiệp cơ khí lên tiếng (27/06/2025)
- Xuất khẩu sang Malaysia: Tăng chất lượng, giảm rủi ro phòng vệ thương mại (27/06/2025)
- Các Nghị định thư tạo bước tiến cho xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc (27/06/2025)
- Tận dụng Hiệp định EVFTA, nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - các nước Trung Đông Âu lên 10% mỗi năm (27/06/2025)